Danh mục sản phẩm

7 sai lầm cần tránh trong cách nấu cháo cho trẻ nhỏ

Ms Oanh
Th 2 28/10/2019

Nếu mẹ đã dành nhiều thời gian và tâm sức để nấu ra những bữa cháo đầy đủ dinh dưỡng nhưng bé vẫn không tăng cân, có thể mẹ đang mắc 7 sai lầm dưới đây!

Hãy loại bỏ 7 thói quen sai lầm khi nấu cháo để bé tăng cân đều đều, đạt tiêu chuẩn mẹ nhé.

1. Chỉ nghiền khoai tây và cà rốt thêm vào cháo

Nhiều mẹ thường cho rằng, khoai tây và cà rốt là 2 thực phẩm rất tốt cho bé. Vì thế, mẹ thường xuyên nghiền khoai tây và cà rốt để nấu cháo.

Nhưng mẹ ơi, 2 thực phẩm này chỉ giàu tinh bột, đường và có 1 phần vitamin A, không đa dạng vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé.

Vì thế, mẹ nên xen kẽ các bữa cháo có khoai tây, cà rốt và các loại rau xanh khác cho bé nhé.

Mẹ không nên chỉ cho mình cà rốt và khoai tây vào cháo cho bé.

2. Thường xuyên sử dụng máy xay sinh tố

Cháo lợn cợn có thể sẽ làm trẻ bị nôn ói. Nhưng đừng vì thế mà mẹ lạm dụng máy xay sinh tố nhé.

Thay vào đó, mẹ hãy chọn cho bé những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm để bé dần làm quen với thức ăn rắn.

- 6 tháng tuổi: Mẹ cho bé ăn bột loãng rồi đặc dần.

- 7 - 8 tháng tuổi: Mẹ cho bé ăn bột đặc hoặc cháo nhuyễn

- Từ 12 tháng: Mẹ có thể cho bé ăn một số loại thực phẩm mềm như cháo còn hạt, bún, phở…

- Từ 2 tuổi: Khi bé đã mọc đủ răng hàm, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn cơm.

Khi mới bắt đầu chuyển chế độ ăn, bé có thể sẽ bị nôn ói. Nhưng mẹ không cần phải quá lo lắng vì bé sẽ quen dần.

3. Thêm ngũ cốc vào cháo

Ngũ cốc chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng không phù hợp để cho vào cháo của bé. Vì ngũ cốc thường khó tiêu hóa, nên không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

4. Thêm quá nhiều gia vị vào cháo

Khi nếm cháo, mẹ có thể cảm thấy cháo của bé khá nhạt nhẽo, nhưng mẹ đừng cố thêm thật nhiều gia vị vào đó nhé vì trẻ em nên ăn nhạt hơn người lớn.

Đồng thời, quá nhiều nước mắm, nước tương, muối… có thể gây hại cho dạ dày còn non nớt của trẻ.

5. Không cho dầu ăn vào cháo

Dầu ăn cung cấp thêm năng lượng và giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng khác hơn. Vì thế, mẹ nên 1 - 2 thìa dầu ăn vào cháo cho bé. Dầu thực vật như dầu oliu và dầu cá sẽ tốt hơn cho em bé.

6. Sử dụng nước hầm xương để nấu cháo

Nước hầm xương không có nhiều chất dinh dưỡng như mẹ vẫn thường nghĩ, nó chỉ tạo ra vị ngọt và thơm mà thôi.

Trong khi đó, chất đạm được giữ lại trong xương và thịt. Vì thế, mẹ nên cho bé ăn cả cái và nước để bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

7. Nấu cháo buổi sáng rồi cho bé ăn cả ngày

Trong điều kiện bình thường, cháo chỉ có thể giữ được 2 tiếng. Sau đó, cháo bắt đầu có mùi ôi thiu.

Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ cũng chỉ nên cho con dùng trong vòng 3 tiếng.

Vì thế, dù có bận rộn đến mấy, mẹ cũng đừng cố nấu 1 nồi cháo thật lớn để con ăn cả ngày nhé. Như vậy, không những chất dinh dưỡng bị hao hụt mà còn bị vi khuẩn xâm nhập, có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Đây là 7 sai lầm phổ biến nhất trong cách nấu cháo cho trẻ nhỏ, khiến trẻ ăn hoài không tăng cân. Mẹ nên loại bỏ những thói quen này khi nấu cháo cho bé nhé!

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article