Danh mục sản phẩm

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để trẻ nhanh khỏi và tránh bị tát phát?

MKT Soc
Th 3 03/11/2020

Bé bị chàm sữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ - đặc biệt là trong trường hợp phát hiện muộn và không điều chỉnh kịp thời. Nếu mẹ không tìm hiểu kỹ, thì rất có thể, khi bé bị chàm sữa mẹ sẽ nhầm lẫn với một số thể khác của viêm da cơ địa. Để hiểu rõ hơn về biểu hiện cũng như nguyên dẫn đến chàm sữa, giải đáp câu hỏi bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để trẻ nhanh khỏi và tránh bị tái phát lại….các mẹ hãy cùng tìm hiểu những nội dung sau nhé!

Chàm sữa ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết

Chàm sữa ở trẻ là một dạng tổn thương da mãn tính, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (phổ biến là vùng da ở hai má và xung quanh miệng). Khi bé bị chàm sữa sẽ có những biểu hiện như: Đỏ da, vùng da bị đỏ có cảm giác ngứa ngáy, có thể hơi khô và bong tróc. Biểu hiện này cũng rất dễ khiến các mẹ bị nhầm lẫn với mề đay, chốc lở…Vậy làm sao xác định đúng để có thể lên kế hoạch bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, giúp sẽ mau chóng khỏi bệnh?

Thông thường, bé bị chàm sữa được chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Khi da bé bắt đầu nổi mẩn đỏ nhẹ theo vùng nhưng không thực sự quá khác biệt với các vùng da còn lại. Và phần lớn thường gặp chàm sữa ở khu vực 2 bên má hoặc xung quanh miệng. Trong trường hợp nặng hơn, chàm sữa có thể lan ra phần đầu, cổ, thân mình…

Trẻ bị mẩn đỏ nhẹ trên vùng má là những dấu hiệu ban đầu của chàm sữa

  • Giai đoạn 2: Mụn nước xuất hiện trên vùng mẩn đỏ. Trong khoảng vài ngày mụn nước sẽ tự vỡ và chảy dịch vàng, sau đó vùng da sẽ khô se lại và đóng vảy.
  • Giai đoạn 3: Lớp da non sẽ hình thành sau khoảng thời gian mụn vỡ. Lớp vảy sẽ bong ra và phần da non nhẵn bóng sẽ xuất hiện.
  • Giai đoạn 4: Da non dần trở thành những mảng dày và nứt nhỏ nổi sần lên. Tạo nên cảm giác ngứa không dứt

Các mẹ có thể căn cứ vào các biểu hiện này qua các giai đoạn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời tìm hiểu thêm bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ trở nên hiệu quả hơn.

Chàm sữa gây nên cảm giác đau, ngứa cho trẻ

Bé bị chàm sữa do nguyên nhân gì?

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, bé bị chàm sữa có nguyên nhân ban đầu là do yếu tố từ bên trong cơ thể của trẻ và các yếu tố kích hoẠt từ môi trường bên ngoài tác động bao gồm: Cơ địa của trẻ, yếu tố di truyền, dị ứng với thực phẩm hoặc các tác nhân khác như lông động vật, nước gạo chua, mỹ phẩm…

Khi chịu tác động từ những yếu tố này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng lại chúng và gây ra tình trạng bé bị chàm sữa với các triệu chứng chàm sữa như: Mẩn đỏ, khô da, bong vảy…

Lông động vật cũng là một trong tác nhân gây chàm sữa

Điều trị chàm sữa ở trẻ như thế nào?

Bé bị chàm sữa là tình trạng khó điều trị dứt điểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể tái phát khi gặp các tác động từ bên ngoài. Do vậy, để điều trị hiệu quả chàm sữa, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh. Điều trị chàm sữa ở trẻ thời gian đầu cũng khá đơn giản, các mẹ hãy chú ý đến:

  • Về chế độ dinh dưỡng: Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để hạn chế tình trạng bệnh rất quan trọng. Bởi đối với mẹ cho con bú, các chất sẽ được tiết ra nguồn sữa mà trẻ ăn mỗi ngày. Vậy nên, thực phẩm nào có yếu tố kích ứng, tác động tới bệnh ở trẻ thì các mẹ nên kiêng:

+ Các thực phẩm tanh như tôm, cua cá, rong biển, tảo…

+ Các món ăn giàu chất béo: Chiên, xào, thịt mỡ…

+ Gia vị cay: Ớt, tiêu, sa tế, mù tạt…

Đối với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ cũng nên áp dụng kiêng các món như trên khi chế biến món ăn cho trẻ nhé!

Bé bị chàm mẹ nên kiêng ăn đồ tanh

  • Chú ý vệ sinh cơ thể trẻ: Bên cạnh việc để ý đến bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, thì mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh cho trẻ.  Không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng hóa chất mạnh, các chất trong nhóm paraben, loại sữa tắm nhiều bọt, tạo mùi…Mẹ nên tắm, lau mặt cho trẻ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô, tuyệt đối không lau hay chà xát mạnh
  • Môi trường sống: Trẻ bị chàm sữa cần được sinh hoạt, vui chơi trong không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Tốt nhất cha mẹ không nên nuôi thú cưng: chú, mèo trong nhà, tránh tình trạng da trẻ kích ứng với lông chó mèo…

Không chỉ vậy, để việc điều trị chàm sữa ở trẻ được hiệu quả nhanh chóng, tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng, ngoài việc chú ý bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, thay đổi chế độ ăn, vệ sinh cho trẻ…thì mẹ nên để ý, nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cần cho trẻ đi thăm khám sớm để bác sĩ có những chỉ định thuốc và tư vấn cụ thể.

Lưu ý: Vì làn da trẻ rất nhạy cảm và còn non, cha mẹ không tự ý bôi bất kỳ loại kem nào cho trẻ khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ không tự ý bôi thuốc vào vùng da chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa ở trẻ là một bệnh phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng nếu mẹ phát hiện kịp thời. Các mẹ hãy lưu nhớ những nội dung nhận biết chàm sữa ở trẻ, cách điều trị chàm sữa và đặc biệt là bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để có thể có những thay đổi kịp thời, giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh và cơ thể bé được thoải mái dễ chịu các mẹ nhé!

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article