Danh mục sản phẩm

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc đơn giản, an toàn

MKT Soc
Th 3 23/02/2021

Với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ thì kể từ phút giây em bé có mặt trong cuộc đời là hàng nghìn, hàng vạn thắc mắc được đặt ra, Trong đó không thể không có câu hỏi cách nào sơ sinh bú không bị sặc ?

Vì sao khi trẻ sơ sinh bú lại dễ bị sặc?

Để trả lời cho câu hỏi này thì đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là do đâu? 

Nguyên nhân của tình trạng này là do dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và lại nằm ở vị trí ngang, do vậy khi bú bé có thể nuốt hơi theo dạ dày gây no, sau đó mẹ đặt bé nằm ở tư thế không đúng, như đầu thấp chẳng hạn sẽ làm cho bé bị ọc. Nguyên nhân ọc sữa có thể do ọc sữa sinh lý hoặc bệnh lý. Trường hợp bé bị ọc sữa sinh lý nếu bạn cho bé bú một lượng sữa quá nhiều và đặt bé nằm ở tư thế không đúng sẽ làm cho bé bị ọc, hoặc sữa xuống quá nhiều làm bé nuốt không kịp. 

Trường hợp bé bị ọc sữa bệnh lý là khi bé ọc nhiều hơn bình thường, kèm theo bú kém, sốt, ho, khò khè, phát ban, tiêu chảy, chướng bụng, hoặc trường hợp bệnh lý các dị tật ở đường tiêu hóa nên hẹp dạ dày, hẹp tá tràng, tắc ruột, trào ngược dạ dày thực quản. Trong các trường hợp này bé sẽ bị ọc nhiều lần trong ngày.

Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, nên chỉ cần một tác động nhỏ bên ngoài, hoặc do chúng ta không để ý là có thể khiến trẻ bị sặc sữa, nôn trớ rồi. Chẳng hạn như lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp. 

Hoặc do một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể sẽ hít sữa lên mũi, rồi từ đó đi vào khí quản và phế quản gây ra hiện tượng sặc. 

Hay là có một số trẻ 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện với trẻ, trẻ có thể cười khiến sữa tràn vào khí quản và gây sặc.

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc mẹ nên biết

Với bé bú sữa mẹ, tốt nhất là nên ngồi cho em bé bú. Trong khi bú nếu thấy sữa xuống nhiều quá thì nên dùng hai ngón tay ấn vào vú mẹ nhằm làm giảm bớt dòng sữa xuống, tránh cho bé bị sặc hoặc có thể rút núm vú ra cho bé tạm nghỉ. Khi bú lưu ý để tư thế ngậm bắp vú đúng của bé. Miệng bé phải mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, cằm chạm vào bầu vú mẹ, quầng vú ở phía trên môi của bé sẽ nhiều hơn ở phía dưới. Còn cách cho trẻ sơ sinh bú bình là khi cho bú nhớ nghiêng bình sữa để sữa ngập núm vú cao su, không để bé nuốt hơi trong bình. Trong những trường hợp bé hay bị ọc thì nên chia nhỏ bữa ăn và cho bé bú từ từ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Sau khi bú xong hãy vác bé lên vai 10-15p để sữa trong dạ dày xuống ruột nhanh hơn, sau đó nhẹ nhàng đặt bé nằm xuống, đầu phải hơi cao, mặt nghiêng sang một bên

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình là khi cho bú nhớ nghiêng bình sữa để sữa ngập núm vú cao su

Ngoài ra, cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc là mẹ cần phải chọn đúng thời điểm để cho con bú, tránh cho bé bú khi đang khóc, đang cười hoặc khi bé quá đói hay quá no. 

Với những em bé bú bình, tốt nhất là mẹ nên dùng loại bình có chức năng chống sặc. Một số sản phẩm mẹ có thể tham khảo như:

  • Bình sữa Comotomo là thương hiệu nổi tiếng Hàn Quốc, với hệ thống van chống sặc thông minh gồm 2 van tách khí nhỏ ngay trên nắp bình, có khả năng tách bọt sữa và không khí ra ngoài, cân bằng áp suất trong bình nên tránh được hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Bình sữa Dr Brown là sản phẩm cao cấp của Mỹ với hệ thống van thông khí thông minh có tác dụng làm giảm lượng khí lọt vào trong bình sữa, nhờ đó bé sẽ không bị sặc, nôn trớ hay đầy bụng
  • Bình sữa Medela với núm ty được làm từ silicol y tế cho cảm giác mềm mại, y như ti mẹ giúp trẻ bú dễ hơn và tránh bị sặc

Comotomo là thương hiệu bình sữa chống sặc uy tín

>>> Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bình sữa chống sặc tại snbshop.vn

Sau khi bé bú xong thì không nên đặt trẻ nằm ngay mà hãy bế dựng bé lên, nhẹ nhàng đặt đầu bé lên ngực mẹ và vỗ ợ hơi cho trẻ để phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày sẽ được đẩy ra bên ngoài, giúp bé dễ chịu hơn.

Xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Khi bé có những dấu hiệu sặc sữa như là ho sặc sụa thì mẹ nên dừng cho bé bú ngay lập tức. Nếu bé kèm theo ho sặc sụa là biểu hiện tím tái thì nhiều khả năng sữa đã tràn vào đường hô hấp, vào khí quản... Việc cần làm lúc này là phải bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp. Cách làm nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Sau khi hút xong, cần kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé có thể khóc và thở được. Mẹ cũng có thể đặt trẻ nằm sấp xuống, dùng tay vỗ nhẹ 5 cái vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ quay lại, nếu trẻ khóc được, cơ thể hết tím tái thì nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Khi bé có dấu hiệu sặc sữa cần dừng cho bé bú ngay lập tức

Hy vọng là với những chia sẻ vừa rồi, các mẹ đã trang bị được cho mình cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc và những kỹ năng cần thiết nhất để có thể xử lý nhanh chóng khi trẻ bị sặc sữa, để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong mọi tình huống.

 
 
Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article