Danh mục sản phẩm

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp

MKT Soc
Th 2 31/05/2021

Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong những năm gần đây đã giảm xuống còn dưới 30% nhưng trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn là mối bận tâm của không ít bậc cha mẹ. Nguyên nhân chủ yếu do bố mẹ thiếu kiến thức chăm con, sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng... Vậy dấu hiệu nào trẻ suy dinh dưỡng là gì và khi trẻ đã suy dinh dưỡng, bố mẹ cần lưu ý điều gì? Câu trả lời sau đây sẽ giúp bố mẹ có cách chăm sóc con khoa học hơn.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng bố mẹ cần biết

Đầu tiên, để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng thì biện pháp đơn giản nhất đó chính là cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu 3 tháng liên tục không tăng cân, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ thì khi đó trẻ được coi là suy dinh dưỡng. Còn khi đường phát triển chiều cao nằm dưới đường chuẩn bình thường trên biểu đồ thì nghĩa là trẻ thuộc diện suy dinh dưỡng thấp còi.

Để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng hay không cần cân trẻ thường xuyên

Trẻ bị suy dinh dưỡng về cân nặng có thể điều trị phục hồi nếu phát hiện điều sớm sẽ, còn nếu không, dần dần trẻ sẽ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính, có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sau này, đồng thời cũng sẽ khó khăn trong điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ: trẻ biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi để tìm nguyên nhân giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Đồng thời bố mẹ cũng phải luôn quan sát sự vận động của trẻ như lật, ngồi, đi, đứng, nói... có phát triển phù hợp lứa tuổi không.

Cách chăm sóc trẻ khi bị suy dinh dưỡng hợp lý

Đầu tiên, về vệ sinh ăn uống, cần bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cần cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại rồi mới được cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... Bên cạnh đó, các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Ngoài ra, các mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch. Vào mùa đông cần giữ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Các mẹ cũng đừng quên giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gang và giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh lý về răng miệng cho trẻ như sâu răng, viêm lợi…

Bố mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ

Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ cũng là việc các bậc cha mẹ nên làm. Phụ huynh cũng không để trẻ lê la dưới đất bẩn, không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Tiếp theo, các mẹ hãy bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi sau khi trẻ chơi xong cần phải được rửa sạch sẽ và để khô ráo. Ngoài ra, chúng ta cũng nên để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, và nới chứa nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.

Về tâm lý của các bé thì bố mẹ hãy âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Luôn luôn khích lệ, chuyện trò, nô đùa... với trẻ, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh dùng những chỉ, lời nói thô bạo trước mặt trẻ.

Luôn khích lệ, chuyện trò, nô đùa cùng trẻ

Khi trẻ ốm, nhất là khi trẻ bị viêm đường hô hấp hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì bố mẹ cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bố mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa và sức đề kháng cũng kém hơn, do đó, việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Các mẹ hãy cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời nên lựa chọn những loại thực phẩm cung cấp năng lượng cao hơn bình thường.

Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, ngoài bú mẹ, trẻ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ăn 5 - 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài tinh bột từ bột, cháo hoặc cơm, mẹ cần bổ sung đa dạng các loại đạm từ cá, thịt, trứng, tôm... và các loại rau xanh, trái cây. Đặc biệt cần bổ sung đủ dầu, mỡ theo khuyến cáo vào bữa ăn của trẻ. Cách chế biến bữa ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ và luôn thay đổi món ăn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Ngoài các biện pháp trên, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc bổ sung vitamin, kích thích ăn cho trẻ, nhưng chỉ trong giai đoạn 2 tuần, không nên dùng kéo dài, và nên hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article