Danh mục sản phẩm

Đừng chủ quan với tình trạng sâu răng ở trẻ em

MKT Soc
Th 2 19/04/2021

Sâu răng ở trẻ em là vấn đề thường gặp, đây cũng là đối tượng dễ bị sâu răng tấn công nhất hiện nay. Nguyên nhân cơ bản là do trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ngọt nhưng chưa có biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tình trạng sâu răng không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn sức khỏe sau này. Tuy nhiên phụ huynh hoàn toàn có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng này.

Nguyên nhân cơ bản gây sâu răng ở trẻ em là gì?

Sâu răng là việc men răng bị mất đi cấu trúc canxi do vi khuẩn gây nên. Ban đầu, vi khuẩn gây nên các vết đen trên bề mặt răng, sau đó chúng lan rộng hình thành các lỗ hổng lớn trên răng. Đi kèm đó là cảm giác đau buốt răng vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân cơ bản gây sâu răng ở trẻ em là do bé chưa biết chăm sóc răng miệng đúng cách. Tình trạng sâu răng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi đó, trẻ thường chỉ vệ sinh mặt răng ngoài, thức ăn không được làm sạch hình thành vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kem đánh răng chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân hình thành sâu răng ở trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này các bé có xu hướng ăn quá nhiều đồ ngọt. Lượng đường dính trên bề mặt răng rất khó vệ sinh, điều này khiến vi khuẩn chuyển hóa đường thành các acid. Các acid này khiến men răng bị mòn đi và răng chuyển sang màu ngà.

Một nguyên nhân cơ bản gây sâu răng nữa là do răng trẻ bị yếu bẩm sinh. Thường những trẻ bị thiếu khoáng chất canxi và flour khiến răng dễ bị sâu hơn so với những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.  

Sâu răng ở trẻ em và những tác hại khôn lường

Nhiều bậc phụ huynh chưa chú trọng việc chăm sóc răng miệng trẻ em bởi suy nghĩ răng sữa mất đi sẽ mọc răng khác. Vì thế, các trường hợp trẻ bị sâu răng thường do phụ huynh chưa quan tâm răng miệng cho con đúng cách.Tuy nhiên, tình trạng sâu răng nếu kéo dài sẽ gây nên không ít những hậu quả nghiêm trọng: 

  • Sâu răng kéo dài khiến bé đau đớn, ê nhức. Lâu dần trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc, sụt cân ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của cơ thể.

  • Tình trạng sâu răng kéo dài khiến cấu trúc răng mất đi. Răng gặp tình trạng dễ bị lung lay, mòn răng và gãy rụng. 

  • Răng sữa thường giúp định hướng răng sau này mọc đúng vị trí. Nếu răng sữa mất đi quá sớm sẽ khiến răng mọc sau này bị lệch, hô.

  • Tình trạng sâu răng kéo dài không được điều trị phù hợp dẫn tới tình trạng viêm tủy, viêm nha chu. Nhiều trẻ ở các phần xương ổ răng xuất hiện túi mổ, ổ áp xe gây đau nhức.

Cách chữa sâu răng ở trẻ em

Bệnh sâu răng ở trẻ em sẽ tùy thuộc tình trạng cũng như mức độ sâu răng phụ huynh lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Trường hợp bé mới chớm sâu răng

Với những bé răng mới chớm sâu, trên bề mặt xuất hiện các vệt trắng thì áp dụng phương pháp tái khoáng. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các chất calcium, phosphate, fluorine để tiến hành trám vào chỗ răng sâu. Mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé sau khi đánh răng.

Trường hợp bé sâu răng nặng

Sâu răng nặng xuất hiện các lỗ sâu răng màu đen, chúng khiến răng đau nhức dữ dội. Nhiều bé xuất hiện tình trạng mẻ răng, cùng răng nặng. Khi đó, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở nha khoa để kiểm tra sâu đã lan tới tủy chưa. Trường hợp bị viêm tủy cần điều trị nội khoa bảo tồn răng mới có thể trám răng.

Sử dụng các biện pháp chữa sâu răng đơn giản tại nhà đơn giản tại nhà

Nhiều mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm thường thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì. Nếu tình trạng răng miệng của trẻ mới chớm sâu, mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà dưới đây:

  • Sử dụng muối: Bạn có thể dùng nước muối biển sát trùng khu vực sâu răng giúp giảm tình trạng sưng đau. Khi sử dụng nước muối đều đặn sẽ ngăn chặn vi khuẩn hình thành, giảm nhanh các cơn đau buốt. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng phương pháp này vì chúng làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Sử dụng nước cốt chanh: Chanh giúp sát trùng răng miệng rất hiệu quả. Bạn dùng tăm bông thấm nước cốt chanh, chà xát lên khu vực sâu răng của trẻ sẽ hạn chế vi khuẩn gây sâu răng.

  • Chườm đá lạnh: Nước lạnh giảm đau răng hiệu quả. Mẹ dùng đá viên bọc vào khăn nhỏ, chườm vào khu vực da gần chỗ sâu răng. Những cơn đau sẽ nhanh chóng được dịu dần, vi khuẩn cũng bị hạn chế phát triển.

Thông thường, tình trạng sâu răng ở trẻ em cần được tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và được tư vấn điều trị. Ngoài điều trị tình trạng này, phụ huynh cũng cần quan tâm tới việc vệ sinh răng miệng thường ngày đúng cách cho trẻ nhỏ. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho bé dịu nhẹ và phù hợp với lứa tuổi. 

Các bước chăm sóc răng miệng chuẩn cho bé

Răng sữa không tồn tại mãi mãi nhưng chúng có ảnh hưởng lớn tới quá trình mọc răng sau này của trẻ. Do đó, răng sữa cũng cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Các bước chăm sóc răng miệng chuẩn cho trẻ em là:

  • Phụ huynh cần tập cho bé làm quen với việc vệ sinh răng miệng ngay từ những chiếc răng sữa đầu tiên, cho bé sử dụng gạc thấm nước ấm và lau răng, lau nướu.

  • Hạn chế cho bé ngủ trong khi vẫn ngậm bình sữa để kiểm soát tình trạng sâu răng. Mẹ có thể thay thế bình sữa này bằng bình nước lọc.

  • Cho bé uống nước sau khi ăn để loại bỏ  thức ăn thừa trong miệng.

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng dưới sự giám sát của người lớn. Phụ huynh cùng bé đánh răng để bé bắt chước thực hiện, hướng dẫn bé cách đánh răng và sử dụng bàn chải, kem đánh răng.

  • Thường xuyên kiểm tra răng miệng cho trẻ để nhanh chóng phát hiện và xử lý những mảng bám, lỗ sâu,...

  • Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi khám răng ngay từ lần đầu.

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở bất cứ trẻ em nào. Phụ huynh có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng an toàn ngay tại nhà.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article