Danh mục sản phẩm

Giai đoạn trẻ tập đi: Những điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

MKT Soc
Th 5 01/04/2021

Giai đoạn trẻ tập đi là một giai đoạn khá quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Không chỉ vậy, giai đoạn này cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ chấn thương cho trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì và có nên sử dụng xe tập đi để hỗ trợ bé? Tất cả lời giải đáp sẽ nằm trong bài viết sau đây. 

Các bé sẽ bước vào giai đoạn tập đi khi 12- 13 tháng tuổi. Tùy vào thể trạng sẽ có những bé biết đi từ rất sớm khoảng 9-10 tháng nhưng cũng có bé khoảng 13- 14 tháng mới bắt đầu chập chững những bước đầu tiên. Cha mẹ sẽ cần có những biện pháp hỗ trợ và bảo vệ bé được an toàn trong giai đoạn này. 

Những điều cha mẹ cần làm trong giai đoạn trẻ tập đi

Cha mẹ cần để bé tập đi tự nhiên, tránh nôn nóng muốn bé biết đi nhanh: Có khá nhiều cha mẹ có tâm trạng lo lắng trong quá trình trẻ tập đi nên có một số hành động như lôi kéo, bắt trẻ đi nhiều để nhanh chóng biết đi. Nhưng cha mẹ cần lưu ý rằng xương của bé còn khá yếu, ngoài ra cũng tùy vào thể trạng của từng bé nên giai đoạn tập đi của mỗi bé đều khác nhau. Không nên có tâm lý so sánh, ép bé vào khuôn khổ. 

Mua giày tập đi cho bé: Khi trẻ tập đi, việc mua cho bé một đôi giày tập đi là khá cần thiết, vì không phải lúc nào bé cũng ở nhà. Khi bé đi bên ngoài, đi giày tập đi sẽ giúp bé tránh dẫm phải những dị vật hay cát sỏi gây xước hay tổn thương da bàn chân còn non nớt. Mẹ lưu ý khi chọn giày tập đi nên chọn những đôi giày có chất liệu mềm, thông thoáng, đế mỏng để bé có thể di chuyển dễ dàng nhất. 

Mẹ nên mua cho bé một đôi giày tập đi chất liệu mềm, nhẹ nhàng.

Luôn chú ý tới sự an toàn của bé: Trong quá trình tập đi, sự an toàn của bé luôn là điều mà cha mẹ phải đặt lên hàng đầu. Bé chuyển từ giai đoạn bò sang tập đi, đồng nghĩa bé cũng sẽ có khả năng với những đồ dùng ở tầm thấp hay đụng chạm vào những đồ vật hay vị trí nguy hiểm trong nhà. Vì vậy cha mẹ cần phải cẩn thận để xa tầm với của cha những đồ vật nguy hiểm như dao, kéo, ổ điện, nước nóng,... Cầu thang trong nhà hay ban công cũng là những vị trí cha mẹ cần làm lưới an toàn để tránh bé có thể leo trèo gây nên nguy hiểm. 

Đừng quá bao bọc bé: Việc cha mẹ cẩn thận trong việc chăm sóc và trông nom bé trong giai đoạn tập đi không đồng nghĩa với việc cha mẹ quá bao bọc trẻ. Trong quá trình tập đi, việc bé bị ngã là một điều hết sức bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó có thể trang bị thêm cho bé những đồ bảo hiểm đầu gối hay khuỷu tay hay đầu để tránh những chấn thương không mong muốn cho bé. 

Cho bé tự do khám phá: Cho bé tự do khám phá tất nhiên là vẫn nằm trong khuôn khổ của sự an toàn. Thay bằng việc bé chỉ được tập đi trong nhà với bốn bức tường, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ra bên ngoài, tiếp xúc với thiên nhiên và bãi cỏ, không khí trong lành tại các vùng ngoại thành cũng sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé. 

Có nên cho trẻ ngồi xe tập đi

Có khá nhiều gia đình cho bé sử dụng xe tập đi thường xuyên từ lúc rất sớm. Bởi đây cũng là thiết bị hỗ trợ giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn và giúp các bé tránh bị ngã hay va chạm. Dù vậy loại xe này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà cha mẹ không lường trước được. 

Đầu tiên, đó chính là xe tập đi không không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé. Cơ chế của xe tập đi là có xu hướng lao về phía trước. Điều này dễ khiến cho chân, đùi và lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể của bé dồn lên vai.

Xe tập đi không không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Dù vậy không có nghĩa là không sử dụng loại xe này mà chỉ cần ba mẹ cân nhắc thời gian sử dụng không để bé phụ thuộc hoàn toàn vào xe tập đi. 

Nguy cơ thứ hai có thể xảy ra khi cho bé sử dụng xe tập đi, đó là cha mẹ dễ dàng xao nhãng khi tranh thủ làm các công việc khác khi bé đang sử dụng xe. Đã có nhiều trường hợp bé sử dụng xe tập đi bị ngã lộn nhào khi với đồ chơi hoặc xe lao quá nhanh dễ gây nên tai nạn. Vì vậy cha mẹ cần luôn luôn để mắt đến con trẻ trong quá trình bé sử dụng xe tập đi để tránh nguy hiểm. 

Ngoài ra, cha mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách đỡ bé từng bước một cách chậm rãi, điều này đơn giản nhưng lại cực kỳ tốt cho sự phát triển của cơ và xương bé. 

Xử lý những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập đi

Khi trẻ bắt đầu tập đi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lúc ngã gây nên những chấn thương không mong muốn, vậy trong những trường hợp này cha mẹ cần làm gì? 

Trẻ gãy xương hay tổn thương răng: Khi bé bị ngã nếu xảy ra gãy xương hay gãy răng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp. 

Trong quá trình tập đi, việc trẻ bị chấn thương là rất dễ xảy ra.

Tổn thương, xây xước ngoài da: Đối với các tổn thương bên ngoài da nếu không quá nghiêm trọng cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà, làm sạch và băng lại những vết thương hở, những vết trầy xước ngoài da nên để thông thoáng để bé nhanh lành. 

Ngã sưng trán, sưng đầu: Nếu sau khi ngã bé vẫn tỉnh táo, không quấy khóc quá lâu thì cha mẹ có thể để bé tại nhà và dùng đá chườm lên vết sưng. Nếu sau khi ngã bé rơi vào hôn mê, hay có biểu hiện quấy khóc kéo dài, nói lắp, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị. 

Trên đây là những điều cha mẹ cần biết và lưu ý trong quá trình trẻ tập đi. Rất mong bài viết đã giúp ích được cho cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con trẻ. Chúc cha mẹ thành công!

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article