Danh mục sản phẩm

Giải mã tiếng khóc của em bé - Con muốn nói điều gì?

BTV Soc&Brothers
Th 6 17/12/2021

Khi chưa biết nói, con dùng cách cười, hoặc khóc để thể hiện mong muốn và trạng thái cảm xúc, sức khỏe của mình. Nhiều ba mẹ cảm thấy căng thẳng mỗi khi tiếng khóc của em bé cất lên và lúng túng không biết phải giải quyết thế nào. Nhất là với những ai lần đầu làm cha mẹ thì lại càng nhiều bỡ ngỡ hơn nữa. Hãy cùng Soc&Brothers giải mã tiếng khóc của bé trong bài viết này nhé. 

Những lý do khiến bé quấy khóc

  • Đói bụng

Đây là lý do thường gặp nhất khiến bé khóc. Khi đói, bé cất tiếng khóc và đi kèm theo các dấu hiệu dễ thấy như mút tay, nhóp nhép miệng. Mẹ cần nhanh chóng lấp đầy chiếc bụng rỗng của con khi thấy dấu hiệu này. Nếu cho bé bú xong mà thời gian ngắn sau con lại khóc lại thì có thể trẻ chưa được bú no.

  • Tã bẩn

Khi tã bị ẩm ướt và dơ bởi nước tiểu và phân con cũng sẽ khóc lên để báo hiệu cho những người chăm sóc biết. Tiếng khóc trong trường hợp này thường bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa. Một số bé có thể biểu hiện bằng khuôn mặt bí xị để báo hiệu. Thông thường, ba mẹ cũng nên thay bỉm tã cho trẻ 2-3 giờ/lần để tránh hăm đỏ từ bỉm tã của trẻ và thay ngay lập tức nếu trẻ ị ra tã bỉm.

  • Bé gắt ngủ

Nhiều bé khi buồn ngủ sẽ quấy khóc và gắt ngủ, cùng với đó là lấy tay dụi mắt, gãi đầu gãi tai, một số bé có thể mút tay, ban đầu khóc tương đối nhỏ, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to và liên tục hơn. Lúc này để dỗ trẻ, chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ thì trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ. Gắt ngủ hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với các bé lớn hơn thì khi mệt là có thể lăn ra ngủ ngay lập tức và ở bất kỳ đâu. 

  • Trẻ muốn được yêu thương

Khi muốn làm nũng và được ba mẹ ôm ấp các bé cũng có thể khóc lên, kèm với đó là các biểu hiện khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung. Ánh mắt của con cũng có thể đảo qua lại, nhìn trái nhìn phải để tìm gương mặt quen thuộc của cha mẹ. Lúc nào ba mẹ hãy ôm còn vào lòng, dỗ dành nhẹ nhàng để cho con thấy được sự yêu thương và an toàn. 

  • Quá lạnh hoặc quá nóng
Khi cơ thể cảm thấy bị lạnh hoặc thấy nóng, các bé cũng có thể khóc lên. Thông thường khi bị lạnh bé sẽ khóc gay gắt hơn khi bị nóng. Mẹ có thể thấy rõ điều này khi thay quần áo cho bé để vệ sinh, thay tã hoặc sau khi tắm. Để giảm thiểu điều này thì mẹ cần duy trì nhiệt độ không gian phòng ở mức ổn định, đặc biệt là khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng cần có những biện pháp để đảm bảo nhiệt độ phòng bảo vệ sức khỏe của bé. 
  • Khó chịu ở bụng: đầy hơi, đau bụng hoặc các vấn đề khác

Trẻ nhỏ dưới 3 tháng có thể gặp phải hội chứng Colic. Đây là tình trạng khóc không thể dỗ dành, đặc biệt là sau khi bú và trước khi đi ngủ, với tuần xuất ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần.

Hoặc đôi khi, bé bị đầy hơi sau khi bú cũng dẫn đến sự khó chịu và quấy khóc. Mẹ có thể áp dụng một vài cách đơn giản và nhanh chóng như đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe để bé có đỡ khóc hay không. 

Một số vấn đề khác cũng khác có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ khiến bé quấy khóc như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột, ….

  • Bé hoảng sợ

Tình trạng hoảng sợ này của trẻ có thể do tiếng động lớn, ánh sáng hay đêm tối... Lúc này trẻ bất chợt khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.

  • Mọc răng

Bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khi được 4 - 7 tháng. Trẻ sẽ có cảm giác đau đớn khi răng nhú lên và xuyên qua lợi và từ đó sẽ quấy khóc nhiều hơn. Do đó cha mẹ cần biết để xử lý và giúp giảm đau cho trẻ trong giai đoạn này. Các biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng như lấy tay sờ, cọ răng, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng thì rất có thể bé đang khó chịu vì mọc răng.

Tiếng khóc của em bé khi sức khỏe không tốt sẽ như thế nào?

Những nguyên nhân gây khóc phía trên nhìn chung đều có thể giải quyết khá nhanh chóng và đơn giản. Trong nhiều trường hợp, trẻ đau đơn đớn, khó chịu và khóc lớn kèm theo các triệu chứng như sốt, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, khó ngủ.... thì có thể biểu hiện cho các vấn đề về bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này việc ba mẹ cần làm là nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trong dân gian cũng thường lưu truyền nhiều mẹo khác nhau giúp bé hết quấy khóc, tuy nhiên, nếu chưa thực sự biết được nguyên nhân khiến con  khóc là gì thì ba mẹ cần cân nhắc có sử dụng hay không để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Làm gì khi bé quấy khóc? 

  • Giữ bình tĩnh: Con quấy khóc mà ba mẹ quá lo lắng, thậm chí nhiều mẹ cảm thấy bất lực trước tình huống con khóc dai dẳng mà bật khóc theo thì sẽ chỉ làm mọi chuyện trở nên phức tạp hơn hơn. Bình tĩnh trước tiếng khóc của trẻ sẽ giúp ba mẹ có thể tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà trẻ muốn chuyển tải, hiểu được nguyên nhân con khóc là gì để tìm cách giải quyết vấn đề
  • Hãy bắt đầu giỗ dỗ dành trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng và những cái ôm ấm áp để xoa dịu  và cảm nhận được sự chở che bảo vệ. Khi cảm thấy bất an, trẻ thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp trẻ có thể bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn, lúc này trẻ sẽ tự bình tĩnh trở lại và không khóc nữa. 
  • Sắp xếp các hoạt động trong ngày theo lịch trình của con: đơn cử như nếu trẻ thường khóc vào một thời điểm nhất định buổi tối thì đừng bố trí làm việc gì vào lúc này, cần cân nhắc để ăn tối trước thời điểm trẻ thường khóc.
  • Khi cảm thấy quá căng thẳng ba mẹ có thể tách bé ra, "trốn" sang phòng khác hay làm việc khác, hoặc chạy ra ban công, ngoài sân trong ít phút để lấy lại năng lượng. Nhưng lúc này phải đảm bảo con vẫn được an toàn và đã có sự hỗ trợ bởi người khác. Vì thái độ tinh thần bình tĩnh là rất quan trọng để dỗ dành bé tốt hơn. 
  • Khi cảm thấy trẻ có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Nếu thời tiết thuận lợi, hãy đưa bé ra ngoài thay đổi không khí.
Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article