Danh mục sản phẩm

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn nhất cần lưu lại ngay

MKT Soc
Th 6 05/03/2021

Có rất nhiều băn khoăn thắc mắc của các bậc phụ huynh về việc chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh như, có nên vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày hay không và khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh thì cần làm những gì? Câu trả lời dưới đây hy vọng sẽ phần nào giải tỏa những lo lắng của các bố các mẹ về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn. 

Tai trẻ sơ sinh có cần phải vệ sinh hàng ngày?

Thông thường, tai của trẻ sơ sinh thường khô và không có chất bẩn tiết ra, do vậy, bố mẹ không cần phải chăm sóc gì đặc biệt, càng không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé thường xuyên.

Ráy tai được hình thành từ những tế bào chết, mồ hôi hay bã nhờn ở các tuyến trong tai tiết ra, có tác dụng làm ẩm và bôi trơn ống tai, ngăn cản bụi bẩn, đồng thời giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết ráy tai sẽ tự thoát ra ngoài, do vậy các mẹ nên lưu ý là không cần lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh mà chỉ cần làm sạch phần vành tai và ống tai ở phía ngoài cùng.

Ráy tai có chức năng làm ẩm, bôi trơn ống tai và ngăn cản bụi bẩn

Trong quá trình cho trẻ bú, để phòng ngừa sữa hay dịch thể nào khác chui vào tai bé gây viêm tai giữa và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ thì tốt nhất chúng ta nên che tai bé lại.

Nếu thấy trẻ bứt rứt khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc hay sốt, khi chạm vào tai thấy trẻ giật mình... thì có thể tai trẻ đang gặp vấn đề gì đó và bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán sớm, từ đó sẽ có biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả cho trẻ.

Một số lưu ý cho các mẹ về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Nên vệ sinh tai cho trẻ trong lúc tắm, bởi lúc này, tai bé đã ướt sẵn và phần ráy tai cũng mềm, dễ lau chùi hơn.

Không nên dùng bông ngoáy tai để vệ sinh tai cho trẻ vì tai trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ chọc sâu vào trong, bé sẽ bị đau, thậm chí là tai trẻ có thể bị tổn thương. Ngoài việc không sử dụng tăm bông, các bậc phụ huynh cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại. Chúng ta chỉ nên dùng những chiếc khăn xô mềm để lau chùi quanh vành tai cho bé và chọn lúc trẻ vui vẻ, tỉnh táo, chứ không nên vệ sinh khi trẻ đang quấy khóc hoặc khó chịu.

Mẹ chỉ nên dùng khăn xô mềm lau chùi quanh vành tai cho trẻ và nên làm khi tắm

Nếu muốn sử dụng các sản phẩm vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng.

Các bậc phụ huynh chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp sau:

  • Ráy tai tích tụ quá nhiều, gây cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sỹ trong lúc khám bệnh.
  • Ráy tai quá nhiều gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ

Lúc này, bố mẹ có thể lấy ráy tai cho trẻ bằng cách:

  • Hòa nước ấm với dung dung dịch oxy già 3% theo tỉ lệ 1:1
  • Dùng bơm tiêm không có kim hút đầy dung dịch vừa pha
  • Đặt trẻ nằm nghiêng, rồi nhỏ dung dịch làm mềm ráy tai vào tai trẻ cho tới khi ngập ống tai ngoài (khoảng 5-10 giọt). Các mẹ lưu ý nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong và làm mềm ráy tai. Động tác này có thể khiến bé khó chịu và phản ứng, nhưng mẹ hãy cố gắng dỗ bé nằm yên trong khoảng 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể rút ngắn thời gian xuống 3-4 phút.
  • Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để thuốc chảy ra ngoài và làm các bước tương tự với tai bên kia.

Lưu ý: Mẹ cần thực hiện biện pháp này từ 3 – 5 ngày liên tục và mỗi ngày một lần.

Đến ngày cuối cùng, mẹ có thể tiến hành rửa tai cho bé bằng cách nghiêng đầu bé vào chậu, sau đó dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. Lưu ý là sử dụng nước ấm, không quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé khó chịu. Lúc này, ráy tai đã được làm mềm có thể trôi ra ngoài, còn nếu ráy tai chưa trôi ra được thì mẹ cần tiếp tục nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai thêm vài ngày nữa rồi lại thực hiện bước vệ sinh tai như vậy.

Nếu như bác sỹ khám và nói rằng ống tai của bé bị ráy tai che kín hoàn toàn, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám lại sớm nhất khoảng 1 tuần sau khi đã hoàn thành liệu trình vệ sinh tai như đã mô tả ở trên. Và nếu ráy tai tích tụ trở lại, gây tắc nghẽn tái phát, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ lặp lại việc nhỏ dung dịch làm mềm ráy tai vào ống tai rồi rửa tai bằng nước ấm khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Thêm một lưu ý đặc biệt mà bố mẹ cần quan tâm đó là điều này cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và chỉ nên áp dụng cho những trẻ bị tắc nghẽn tai hoàn toàn và hay tái đi tái lại.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article