Danh mục sản phẩm

Kinh nghiệm xử lý khi da bé bị nổi sần

MKT Soc
Th 6 23/07/2021

Vào những tháng hè oi bức hay khi thời tiết giao mùa là lúc da bé dễ bị nổi sần. Có thể những đám sần ở trên da bé sẽ khác nhau, nhưng hầu hết sẽ đều gây cho trẻ sự ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều trẻ không kiểm soát được có thể sẽ gãi mạnh gây chảy máu, tổn thương da và vết thương có thể nguy hiểm hơn nếu bị vi khuẩn xâm nhập. Vậy, cha mẹ nên làm gì khi da bé bị nổi sần? Có cách gì giúp làm giảm triệu chứng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Da bé bị nổi sần là bệnh gì?

Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài khiến trẻ có thể bị chịu các tổn thương về da  như hiện tượng da bé bị nổi sần thành từng đám. Tùy theo mức độ của da bé bị nổi sần kèm các dấu hiệu khác mà cha mẹ có thể nhận biết và xác định đó là bệnh gì, nguyên nhân từ đâu. Thông thường, khi da bé bị nổi sần thì có thể là một trong những dạng sau:

  • Chàm sữa: Trước khi trở thành những mảng nổi sẩn ở da, ban đầu sẽ là những nốt mụn nhỏ màu trắng, thường xuất hiện ở 2 má của trẻ. Sau khi bị vỡ, da bé bị nổi sần thành mảng, làm trẻ bị ngứa, khó chịu
  • Hăm tã: Khi da bé bị nổi sần ở khu vực bẹn/mông thì phần nhiều sẽ do da của trẻ không được giữ thông thoáng, nước tiểu bị ứ đọng , có sự chà sát giữa bỉm và phần da dẫn đến tổn thương da của trẻ
  • Rôm sảy: Da bé bị nổi sần là tình trạng rất thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng, nó làm cho trẻ bị tiết nhiều mồ hôi, không được thông thoáng nên rất dễ bị rôm sảy
  • Viêm da cơ địa: Với cơ địa mẫn cảm, trẻ có thể dễ bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, môi trường ẩm thấp hay ô nhiễm....từ đó khiến da bé bị nổi sần

Da bé bị nổi sần khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu

Ngoài ra, trong các trường hợp da bé bị nổi sần có kèm thêm sốt, thì cũng có thể trẻ đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban/sởi/chân tay miệng...

Cần làm gì khi da bé bị nổi sần?

Cho dù da bé bị nổi sần vì nguyên nhân gì thì cũng đều tạo ra sự khó chịu, ngứa ngáy cho bé. Vì vậy, khi nhận thấy da bé bị nổi sần, cha mẹ cần để ý kĩ về đám sần của trẻ để xác định nguyên nhân là do đâu, từ đó để có những hướng xử trí kịp thời.

Một số cách xử trí hiệu quả khi da bé bị nổi sần cha mẹ có thể tham khảo như:

  • -          Nguyên nhân do chàm sữa: Mẹ nên chú ý về chế độ ăn uống của cả mẹ (trong trường hợp trẻ vẫn đang bú mẹ) và bé, không nên sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng như các loại hải sản, đậu phộng, trứng, các loại đồ ăn có tính nóng....Chàm sữa có thể tự khỏi sau 1 thời gian ngắn, cha mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày
  • Nguyên nhân hăm tã: Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay bỉm. Tốt nhất cha mẹ nên dùng thêm kem chống hăm để phòng ngừa tình trạng da bé bị nổi sần. Lau khô sau khi vệ sinh cho trẻ, rồi bôi lớp mỏng của kem chống hăm
  • Da bé bị nổi sần do nóng, rôm sảy: Nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, có thể dùng một số kinh nghiệm dân gian truyền lại như tắm cho trẻ bằng lá kinh giới, lá khế, trà xanh...nhưng chú ý, cần thật sạch lá trước khi đun nước tắm cho bé mẹ nhé!
  • Viêm da cơ địa: Với trẻ thuộc nhóm viêm da cơ địa, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé bằng nước ấm với loại sữa tắm dịu nhẹ. Không nên sử dụng các loại nước lá. Mặc quần áo với chất liệu mềm mại, rộng rãi cho trẻ. Để ý và theo dõi để có những điều chỉnh thích hợp về đồ ăn, hay tách biệt trẻ với các yếu tố gây kích thích dị ứng như lông động vật, thuốc lá…

Để tránh các bệnh về da, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày

Bên cạnh đó, khi thấy da bé bị nổi sần có kèm thêm một số dấu hiệu bất thường khác như: Sốt, tiêu chảy, nổi sần thành từng đám ngày một tăng...thì cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám với Bác sĩ chuyên khoa để có được hướng điều trị thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa da bé bị nổi sần

Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị nổi sần khi bị các yếu tố bên ngoài tác động, vì vậy, để phòng ngừa da bé bị nổi sần, cha mẹ nên:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho bé mỗi ngày:

- Sau mỗi bữa ăn mẹ nên lau miệng cho bé sạch sẽ. Với trẻ còn bú sữa mẹ, chú ý không để sữa chảy đọng ở ngấn cổ của trẻ

- Lau rửa sạch sau mỗi lần vệ sinh. Chú ý lượng nước tiểu của trẻ hay quá trình đại tiện để thay bỉm kịp thời, giữ cho mông bẹn khô thoáng sạch sẽ. Nên dùng kem chống hăm cho trẻ

  • Nên dùng các loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, lành cho da của bé
  • Sử dụng quần áo với chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Nên dùng quần áo cho bé rộng rãi một chút, không nên bó sát khiến trẻ khó chịu. Hãy đảm bảo sự khô thoáng cho trẻ một cách tốt nhất
  • Nên dùng kem xịt chống côn trùng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh tình trạng trẻ bị đốt, da bé bị nổi sần do nọc độc côn trùng…

Trẻ có thể dùng kem xịt chống côn trùng để tránh da bị sẩn ngứa do côn trùng đốt

Mặc dù tình trạng da bé bị nổi sần không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy...nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, để lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ, vì vậy, việc cha mẹ cần quan sát, để ý trẻ thường xuyên là điều rất cần thiết. Và cha mẹ hãy nhớ, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường khiến cha mẹ băn khoăn, lo lắng, không tìm ra cách giải quyết...thì đừng ngần ngại, hãy cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở uy tín với Bác sĩ chuyên khoa nhé!

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article