Danh mục sản phẩm

Lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé, những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi cho bé đi tiêm phòng.

BTV Soc&Brothers
Th 2 20/12/2021

Tiêm chủng mang lại cho bé nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp bé ngăn chặn nhiều bệnh nguy hiểm. Để xây dựng cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh, ba mẹ cùng Soc&Brothers lưu lại lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé trong bài viết này nhé. 

Các mũi tiêm Vắc-xin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh

STTTuổi của trẻVắc-xin cần tiêm
1Sơ sinh 
  • Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh: vắc-xin phòng viêm gan B (mũi 1) 
  • Trong vòng 30 ngày đầu sau sinh: Tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao
22 tháng
  • Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
  • Uống vắc xin bại liệt lần 1
33 tháng
  • Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2
  • Uống vắc xin bại liệt lần 2
4

4 tháng

  • Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
  • Uống vắc xin bại liệt lần 3
5

09 tháng

  • Tiêm vắc xin sởi mũi 1
612 tháng
  • Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
  • Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
  • Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
718 tháng
  • Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
  • Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)
8

Từ 2 đến 5 tuổi

  • Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao)
  • Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần
  •  
9

Từ 3 đến 10 tuổi

Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Bảng trên là những vắc-xin phòng bệnh cơ bản nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Ngoài ra có những vắc-xin dịch vụ mà ba mẹ cũng có thể tham khảo để triển khai tiêm cho trẻ ngoài chương trình này. 

Những vấn đề bé có thể gặp phải sau khi đi tiêm vắc xin về

Sau khi tiêm bé sẽ có 1 vài những phản ứng thông thường như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; quấy khóc, triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn),... Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng nhẹ, có thể tự khỏi ba mẹ không cần quá lo lắng. 

Về phản ứng nặng sau tiêm chủng cũng có thể xảy ra như:

  • Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)
  • Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê
  • Thở khò khè, khó thở, tím tái
  • Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
  • Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Lưu ý trước và sau khi bé tiêm vắc xin 

  • Trước khi đưa bé đi tiêm phòng

Mẹ cần nhớ lích tiêm chủng cho bé để tiêm đúng lịch, đúng ngày. Việc quên cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch có thể làm giảm hiệu quả trong việc phòng bệnh. Nếu đã qua thời gian chỉ định đi tiêm thì mẹ phải đưa con đến cơ sở y tế trong ngày gần nhất để được tiêm luôn. 

Tất cả các bé đều có sổ tiêm chủng từ khi mẹ mang thai đến khi trẻ được sinh ra và lớn lên. Trong sổ sẽ lưu lại những mũi tiêm trẻ đã được tiêm trong cả quá trình đó. Khi đi đưa bé đi tiêm chủng đừng quên mang theo sổ tiêm chủng của bé. 

Trước khi đi tiêm, nên vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm trùng vết tiêm. Mặc cho bé những trang phục đơn giản để bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. 

Ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn… hay không để có phương án xử lý kịp thời. 

  • Sau khi tiêm chủng 

Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.

Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.

 

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article