Danh mục sản phẩm

Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi, cách bú an toàn giúp trẻ lớn nhanh!

MKT Soc
Th 4 24/02/2021

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và vô cùng cần thiết với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng bên cạnh chất lượng nguồn sữa thì cách cho trẻ bú như thế nào cũng là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vậy cách cho trẻ bú như thế nào? nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi là tốt nhất? Những lưu ý các tư thế cho trẻ bú mẹ cần lưu ý là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay bú ngồi tốt hơn?

Thông thường, các bác sĩ thường khuyên các mẹ nên cho trẻ bú ngồi thay vì bú nằm. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ trong giai đoạn bú mẹ, thực quản chưa hình thành niêm dịch, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện, dạ dày của bé lúc này kích thước khá nhỏ. Do đó, nếu để trẻ sơ sinh nằm bú, lỗ tâm vị dạ dày không được khép lại rất dễ khiến bị gặp tình trạng nôn trớ.

Ngoài ra, việc hút sữa của bé khi nằm cũng khá khó khăn hơn so với tư thế ngồi bú. Sữa nếu không được di chuyển xuống dạ dày, chúng sẽ trào ngược lại thực quản và việc bé bị nôn trớ sẽ rất khó có thể tránh khỏi.

Việc bé bị trớ khi bú sữa mẹ rất nguy hiểm, nhất là với những trẻ còn yếu. Khi trớ, sữa có thể chảy vào tai bé khi bú nằm gây tình trạng viêm tai. Nếu không được xử lý đúng cách, ngoài viêm tai, bé có thể gặp những vấn đề như sốt, thính lực suy giảm.

Khi bé nằm khi bú sẽ hình thành thói quen nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Khi đó, khung xương đầu của trẻ còn yếu, các khớp xương sọ vẫn đang tách nhau. Việc nằm nghiêng 1 bên quá nhiều khi bú dần khiến đầu bé bị méo.

Do đó, với câu hỏi nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi thì câu trả lời là TƯ THẾ NGỒI ĐƯỢC XEM LÀ TỐT NHẤT KHI CHO BÉ BÚ. Chúng hình thành sự thoải mái cho cả mẹ và bé và hạn chế tối đa các tác hại khi bú nằm như viêm tai hay nôn trớ ở trẻ.

Mẹ nên cho bé nằm bú khi nào? 

Dù tư thế bú nằm không được khuyến khích nhưng tư thế này cũng mang tới nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Cách nằm bú giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tư thế này cũng giúp bé bú sữa nhanh chóng hơn. Khi bé đói, bé sẽ tự tìm ti của mẹ để bú sữa.

Tuy nhiên mẹ chỉ nên áp dụng tư thế cho bé nằm bú trong một số trường hợp như: mẹ sức khỏe yếu, mẹ cần hồi phục sau sinh mổ, mẹ có các vấn đề liên quan tới bệnh lý,... Với những mẹ có sức khỏe tốt, mẹ có thể đi lại thì mẹ nên ngồi cho bé bú.

Hướng dẫn thực hiện đúng các tư thế khi cho trẻ bú 

Việc nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Cho con bú thế nào đúng cách đúng tư thế là điều vô cùng cần thiết. Việc lựa chọn tư thế chuẩn khi cho con bú giúp cả mẹ và bé đều thoải mái trong quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

  • Tư thế bú ngồi

Khi cho trẻ bú, mẹ lựa chọn các tư thế ngồi sao cho mẹ cảm thấy thật sự thoải mái. Mẹ nên chọn những khu vực có điểm tựa phía sau tránh đau mỏi lưng, giúp thời gian cho bé bú được lâu hơn. Mẹ có thể kê thêm cho bé một chiếc gối nhỏ để gối đầu hoặc dùng tay đỡ cổ bé giúp bé có điểm tựa khi bú, bé sẽ thoải mái hơn.

  • Tư thế bú ngang

Tư thế bế ngang được đánh giá là tư thế phù hợp nhất mẹ có thể cho bé bú trong những ngày đầu bé bú mẹ. Để thực hiện tư thế này, mẹ cần lựa chọn điểm ngồi trên ghế sao cho thoải mái nhất và cần có chỗ để tay.

Mẹ đặt bé nằm ngang đồng thời cong người lại, để bé nằm xuôi theo phần cánh tay đỡ của mẹ. Khi đó toàn bộ cơ thể của bé đều nằm gọn trong cánh tay và lòng bàn tay của mẹ. Khi cho bé bú, mẹ tránh tuyệt đối việc gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.

  • Tư thế bú nằm

Để cho bé bú nằm, mẹ hãy chọn chỗ nằm thoải mái nhất, cho bé nằm nghiêng bên cạnh. Khi cho bé bú, mẹ nên hướng mặt bé về phần đầu vú, phần đầu và chân bé nằm thẳng. Khi miệng trẻ chạm đầu sữa, mẹ hãy cho bé ngậm đầu vú sâu hơn 1 chút để không bị tụt khỏi miệng. Bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ nâng bầu vú về phía miệng bé. Mẹ đưa núm vú chạm nhẹ phần miệng trẻ để kích thích trẻ tìm vú mẹ. Khi bé há miệng to, mẹ đưa núm vú vào cho bé ti. 

Phần môi dưới mẹ hướng cho chúng nằm dưới vú giúp cằm bé chạm sát khu vực bầu vú. Lưỡi bé nằm ngay dưới phần xoang sữa, các núm vú chạm vào vòm hầu kích thích bé mút sữa. Nếu trẻ bú nhiều và nhanh, mẹ nên cho bé nghỉ 1 chút  giữa cữ bú tránh việc bé bị sặc sữa.

  • Các động tác khi cho bé bú

Cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi, mẹ cũng cần thực hiện một số động tác nhất định trước khi cho bé bú. Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần đầu vú, quanh núm vú với khăn sạch. Sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái để giữ phần gần núm vú trong quá trình bé bú. Khi bé bú, mẹ nên chủ động đưa núm vú vào miệng bé giúp kích thích phản xạ bú của trẻ. Khi trẻ đã tiếp xúc với phần núm vú, bé sẽ nhanh chóng há miệng và bú. 

Việc nắm thông tin nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới dinh dưỡng của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ hãy lựa chọn tư thế thoải mái nhất để đồng hành cùng con yêu hấp thu nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ hiệu quả nhất.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article