Những lưu ý trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
MKT Soc
Th 2 22/02/2021
Để giúp trẻ không bị hăm, đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi thường xuyên phải đóng bỉm, cha mẹ cần nắm được một số nội dung như: Mấy tiếng thay bỉm 1 lần, đóng bỉm như thế nào để không bị tràn, bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không...Biết được cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ sẽ mang lại cho bé sự dễ chịu, thoải mái và sự sạch sẽ, an toàn.
Trẻ sơ sinh nên dùng loại bỉm nào?
Trước khi tìm hiểu về cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách, việc lựa chọn loại bỉm phù hợp với trẻ cũng rất quan trọng. Đối với trẻ sơ sinh, trong những ngày đầu tiên sau sinh trẻ thường đi phân su với lượng khá ít. Thêm vào đó, lượng nước tiểu cũng không nhiều, do vậy, ở trong giai đoạn đầu sau sinh, cha mẹ nên chọn loại loại tã giấy đóng vào quần đóng tã rồi mặc cho bé. Các cha mẹ có thể dùng loại bỉm tã giấy (loại số 1 hoặc số 2 dựa theo cân nặng của trẻ) để dùng cho đến khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi.
Bỉm Merries size NB, S phù hợp với trẻ sơ sinh
Mấy tiếng thay bỉm 1 lần cho trẻ sơ sinh là thích hợp?
Mặc dù lượng phân hay nước tiểu của trẻ trong những tuần đầu sau sinh không quá nhiều, thế nhưng, cha mẹ cần đặc biệt để ý để thay tã cho trẻ. Bởi lúc này làn da của trẻ còn mỏng manh và rất nhạy cảm, do vậy, để trẻ không bị hăm, giữ an toàn cho da thì việc trẻ sơ sinh được thay tã thường xuyên là rất quan trọng.
Thông thường, với cấu tạo của tã giấy thì có thể chứa được lượng nước tiểu của trẻ sơ sinh từ 1 đến khoảng 3 lần tè còn bỉm hoặc tã dán thì khoảng 4 đến 5 lần. Vì vậy, nếu như trẻ sơ sinh chỉ tè thì cha mẹ có thể để tối đa 2 đến 3 tiếng thay tã giấy 1 lần và bỉm thì từ 4 đến 5 tiếng. Trong các trường hợp bé đi ị thì cha mẹ cần thay ngay cho trẻ, để tránh vi khuẩn gây mất vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, sự thoải mái của trẻ.
Thông thường tối đa 2 – 3 tiếng nên thay tã bỉm cho trẻ một lần
Hướng dẫn cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh cũng rất đơn giản, các mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Đầu tiên: chuẩn bị đồ dùng cần thiết để thay cho trẻ, bao gồm:
- Tã bỉm phù hợp với cân nặng của bé;
- Quần/áo cho trẻ trong trường hợp trẻ đi vệ sinh tràn bỉm hoặc vây bẩn/ướt ra quần áo;
- Khăn xô nhỏ kèm một chậu nhỏ nước ấm hoặc khăn ướt dùng một lần để lau cho trẻ. Trong trường hợp trẻ đi ị, cha mẹ nên dùng loại khăn giấy ướt hoặc khăn khô nhưng có làm ẩm để lau cho trẻ. Sau đó có thể cho trẻ đi rửa;
- 01 tấm lót chống thấm;
- 01 khăn xô to cỡ vừa;
- Để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ làn da của trẻ, cha mẹ có thể chuẩn bị thêm kem chống hăm.
Cha mẹ có thể dùng kem chống hăm cho trẻ trong mỗi lần thay bỉm
Tiếp theo là đến các bước trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh:
- Bước đầu tiên trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đó chính là trước khi thay cha mẹ hãy đặt trẻ nằm trên tấm lót chống thấm, rồi đặt tấm khăn xô to cỡ vừa xuống dưới phần mông của trẻ (Đặt khăn theo chiều từ mông xuống dưới chân để tránh trường hợp trong quá trình thay tã bỉm trẻ tiếp tục tè...);
- Tháo gỡ các điểm dán của chiếc tã bỉm cũ và cuộn gọn gàng lại. Trường hợp trẻ đi ị, cha mẹ nên dùng khăn khô lau nhẹ nhàng loại bỏ hết phần phân trước, rồi tiếp tục dùng khăn ướt hoặc khăn khô thấm nước ấm để lau sạch cho trẻ;
- Dùng khăn ướt hoặc khăn khô thấm nước ấm để lau sạch lại cho trẻ hoặc có thể cho trẻ đi rửa lại ở chậu nước ấm đã chuẩn bị;
- Dùng khăn xô mềm lâu khô nhẹ nhàng phần mông, bẹn, khu vực vệ sinh của trẻ sau đó bôi một lớp mỏng kem chống hăm cho trẻ.
Chú ý, trong quá trình vệ sinh cho trẻ cần sử dụng một tay nắm lấy hai mắt cá nhân của trẻ và nhẹ nhàng nhấc lên, tay còn lại thực hiện các thao tác lau cho trẻ, đảm bảo trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ khu vực này.
Cha mẹ nên chú ý nhấc chân trẻ nhẹ nhàng trong quá trình thay tã bỉm
Bước kế tiếp trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, các mẹ tiếp tục thực hiện nhấc hai chân của trẻ lên một cách nhẹ nhàng như chú ý phía trên, rồi dùng tay còn lại đặt bỉm sạch xuống dưới thắt lưng trẻ, nửa trước của phần tã phỉm thì kéo lên bụng bé rồi tiến hành dán các điểm vào vị trí. Cuối cùng, cha mẹ mặc quần lại cho bé.
Một số lưu ý trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
Như chia sẻ phía trên liên quan đến nội dung trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần, cha mẹ hãy căn cứ vào chất lượng của bỉm và đọc kỹ hướng dẫn, khuyến cáo từ nhãn hàng để thực hiện cho đúng. Bên cạnh đó, các cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về một số vấn đề trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Trong quá trình thay tã bỉm, cha mẹ không nên đặt trẻ ở phòng lộng gió hoặc bật điều hòa, quạt quá lạnh...tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh;
- Với những trẻ sơ sinh là bé trai, trong quá trình thay bỉm, cha mẹ hãy điều chỉnh dương vật hướng xuống để bé không tiểu tràn ra ngoài hay có cảm giác khó chịu khi đóng tã bỉm;
- Khi đóng tã bỉm, cha mẹ nên dán các điểm sao cho kích thước là phù hợp với trẻ, tránh để quá rộng khiến khi trẻ đi vệ sinh bị tràn ra khỏi tã bỉm, hoặc quá chặt khiến trẻ khó chịu;
- Để cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh là đúng là an toàn với bé, cha mẹ chú ý phần cuống rốn của trẻ, tránh kích thích cuống rốn khiến trẻ bị đau hay các trường hợp viêm nhiễm khác;
- Trước khi thực hiện các bước trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay để tránh làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ;
- Cha mẹ cố gắng thao tác nhanh gọn, sắp xếp đồ cần dùng một cách khoa học, thuận tiện theo tay làm…
Cha mẹ chú ý đóng bỉm với kích thước phù hợp với trẻ
Bên cạnh những lưu ý trên, nhiều cha mẹ có thắc mắc: bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không? Như đã chia sẻ, mỗi loại bỉm sẽ có sức chứa lượng nước tiểu khác nhau, bên cạnh đó trong những trường hợp bé đi ị, thì dù là ban đêm hay ban ngày, bé đang ngủ hay thức thì việc thay bỉm vẫn cần tiến hành. Vì vậy, với thắc mắc bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không thì câu trả lời là có cha mẹ nhé! Việc thực hiện đúng cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh không chỉ mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho bé mà còn giúp trẻ bảo vệ được làn da của mình, đồng thời, giúp trẻ tránh khỏi trường hợp bị nhiễm khuẩn. Do đó, cha mẹ chú ý thực hiện nhé!