Danh mục sản phẩm

Tháp dinh dưỡng cho trẻ để xây dựng thực đơn khoa học hợp lý mỗi ngày

MKT Soc
Th 2 31/05/2021

Với trẻ nhỏ, một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng cho nhu cầu vận động cơ bản hàng ngày mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, phòng ngừa được bệnh tật. Là một mô hình thể hiện các nhóm thực phẩm cần thiết, được sắp xếp theo hình kim tự tháp, tháp dinh dưỡng sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh được thực đơn ăn uống khoa học của trẻ theo từng độ tuổi. Do vậy đây có thể coi là chìa khóa vàng trong việc chăm sóc trẻ mà bố mẹ cần quan tâm.

Vai trò của tháp dinh dưỡng cho trẻ cùng một số lưu ý quan trọng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ cung cấp thông tin về các loại thực phẩm, bao gồm 6 nhóm thực phẩm chủ yếu, đó là: nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và chất khoáng, nhóm chất béo... Đồng thời trên tháp dinh dưỡng cho trẻ cũng ghi rõ số lượng thực phẩm trung bình cần thiết theo ngày hoặc theo tháng, tùy vào độ tuổi của trẻ. Dựa vào đó, các mẹ có thể định lượng được từng nhóm thực phẩm và xây dựng nên thực đơn hợp lý cho con.

Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ, phần đỉnh tháp là những thực phẩm nên hạn chế cho trẻ sử dụng, càng về phía đáy tháp, lượng thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhiều hơn, có thể dễ dàng nhận thấy, đó là nhóm rau xanh, hoa quả tươi và nhóm tinh bột, gồm gạo, ngô, khoai, sắn…

Nhóm rau xanh, trái cây và tinh bột được khuyến cáo sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của trẻ

Mặc dù nhóm thực phẩm có chất béo không đóng vai trò chính trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhưng nó lại rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện trí não của trẻ. Một số mẹ vì sợ con bị béo phì nên đã cắt hoàn toàn lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ, điều này là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta chỉ cần hạn chế chất béo no có trong các loại thịt, mỡ, tăng cường bổ sung các chất béo không no có chứa trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu gạo...

Ngoài các bữa ăn chính, trẻ cũng cần bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ, tuy nhiên nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, nước có ga, snack..., thay vào đó nên lựa chọn các loại trái cây, sữa chua, phô mai, ngũ cốc...

Để trẻ có được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, bố mẹ cần cho trẻ ăn theo đúng số lượng đơn vị ăn tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên tháp dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng và vệ sinh, phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Nếu nhận thấy trẻ gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc có liên quan đến dinh dưỡng thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám, tư vấn.

Những điều cần biết về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Trong giai này, thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa và cháo. Khi cho trẻ làm quen với những loại thực phẩm mới, mẹ nên cho trẻ tập ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ ít đến nhiều và nên làm mềm thức ăn, hoặc cắt nhỏ để trẻ dễ nhai, nuốt.

Mẹ nên cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi làm quen với các loại thức ăn dạng lỏng trước

  • Với nhóm thực phẩm giàu đạm, mẹ phải cho bé ăn cả phần thịt, cá, tôm... chứ không nên chỉ cho trẻ ăn nước hầm
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi ăn 3-4 bữa/ngày

Những điều cần biết về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu đi mẫu giáo, cũng là thời điểm trẻ cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn để bé có thể vui chơi và khám phá thế giới, học hỏi những điều mới mẻ ở trường. Ở độ tuổi này, trẻ cũng phát triển chiều cao và cân nặng rất nhanh. Do vậy, ngoài việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, mẹ nên đảm bảo lượng sữa hàng ngày của con là khoảng 500ml. Nên lựa chọn các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

Trẻ 1 đến 3 tuổi vẫn cần đảm bảo khoảng 500ml sữa/ngày

Trẻ 1 đến 3 tuổi vẫn cần đảm bảo khoảng 500ml sữa/ngày

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải chú ý tăng cường rau củ, trái cây trong bữa ăn của trẻ. Nếu bé không chịu ăn rau và hoa quả thì bố mẹ có thể cắt tỉa, trình bày thật đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ.

Những điều cần biết về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Với trẻ trong độ tuổi từ 6 – 11, trẻ cần khoảng 1.350 – 2.200 kcal/ngày, do vậy trẻ cần phải ăn tăng cả lượng và chất so với những trẻ nhỏ hơn. Một ngày trẻ có thể ăn từ 4 đến 5 bữa, bao gồm cả bữa ăn phụ.

Cũng giống như trẻ ở giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, trẻ ở độ tuổi này vẫn nên hạn chế muối và đường, không nên ăn quá 15g đường và 4g muối một ngày.

Với nhóm chất béo, mẹ nên cho trẻ ăn từ 25-30g mỡ hoặc 25-30ml dầu ăn/ngày.

Trẻ 1 đến 3 tuổi vẫn cần đảm bảo khoảng 500ml sữa/ngày

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi

Trẻ cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, tôm, trứng..., tuy nhiên cần hạn chế các loại thịt chiên, rán có nhiều chất béo bão hòa. Nên bổ sung thêm các loại đậu đỗ như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan... Lượng đạm được khuyến cáo trong độ tuổi này là từ 28-42g mỗi ngày.

Ở giai đoạn này, hệ xương của trẻ đang phát triển, do vậy mẹ nên lựa chọn các loại sữa và sản phẩm từ sữa theo tiêu chí không béo hoặc ít chất béo nhưng có hàm lượng canxi cao. Mỗi ngày nên cho trẻ uống từ 400-600ml sữa hoặc 4-6 miếng phô mai 15g.

Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ từ 6 đến 11 tuổi mẹ nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, mẹ nên cho trẻ ăn ít nhất 2 hoặc 3 loại rau khác nhau và càng nhiều màu sắc càng tốt. Nếu trẻ không thích ăn trái cây, mẹ có thể ép nước hoặc xay sinh tố cho trẻ uống.

Mỗi ngày trẻ 6 – 11 tuổi cần uống trung bình từ 1.300 – 1.500ml bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây, tuy nhiên cần hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước có ga... vì các loại nước này giàu năng lượng nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article