Danh mục sản phẩm

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lẫy? Tips nhỏ giúp bé chinh phục dấu mốc quan trọng này.

MKT Soc
Th 2 29/03/2021

Lẫy là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đó là khi có đủ sức để đẩy thân mình từ tư thế nằm ngửa chuyển sang tư thế nằm sấp , ngẩng cổ và đỡ phần đầu lên. Vì thế, với rất nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là lần đầu chăm con không khỏi băn khoăn vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết lẫy và chăm sóc bé như thế nào để con cứng cáp và dễ dàng chinh phục dấu mốc quan trọng này. Tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé. 

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lẫy là đang phát triển bình thường?

Các cụ ta từ xưa đã có câu “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Tuy nhiên, trên thực tế không phải em bé nào cũng phát triển giống nhau, mỗi em bé tùy theo tình trạng cân nặng và thể trạng khi sinh cũng như vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc mà sẽ có những dấu mốc phát triển khác nhau. Có những em bé cứng cáp có thể biết lẫy từ rất sớm, có thể ngoài hai tháng trẻ đã có thể ngóc đầu tập lẫy và sau vài ngày đến một tuần bé đã có thể  tự lẫy. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé lẫy chậm hơn thì phải đến tháng ba hay tháng thứ tư trẻ mới bắt đầu lẫy. Thậm chí có bạn còn “trốn lẫy”, có nghĩa là trẻ bỏ qua giai đoạn này và đến tầm tháng thứ 5, thứ 6 thì trẻ có thể tự ngồi không cần đỡ và sau đó trẻ chuyển sang giai đoạn bò ngay chứ không lẫy nữa.

Những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn chuẩn bị biết lẫy

Để trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng biết lẫy không thể chỉ căn cứ vào tháng tuổi của bé vì thể trạng và các mốc phát triển của mỗi bé có thể khác nhau. Để nhận biết được điều này nên mẹ có thể dùng cách quan sát em bé của mình. Khi bé đã sẵn sàng và chuẩn bị biết lẫy thì bé sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ có thể tự ngóc đầu trong thời gian dài khi được đặt nằm sấp

  • Bé dùng tay chống tay xuống để nâng đỡ phần đầu và ngực và đẩy người lên, điều này cho thấy cơ bắp và xương khớp của bé đã dần phát triển và trong một vài tuần tới sau đó bé có thể lẫy được.

  • Khi trẻ cứng cáp hơn và chuẩn bị biết lẫy bé sẽ thường xuyên co 2 chân lên ngực hoặc dùng tay túm lấy bàn chân. Đặc biệt, lúc này trẻ sẽ rất thích và thường xuyên nằm nghiêng sang một bên.

Hướng dẫn mẹ cách giúp trẻ tập lẫy đúng cách? 

Lẫy  là một bước đánh dấu sự phát triển rất quan trọng của trẻ. Khi biết lẫy không chỉ thể hiện rằng em bé đã cứng cáp, phát triển về hệ cơ và xương khớp mà còn giúp bé có tầm nhìn rộng lớn hơn. Không chỉ là góc nhìn từ dưới lên mà bé có thể quan sát môi trường xung quanh ở những góc độ khác, đa dạng hơn. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng một số bài tập để giúp bé cứng cáp và nhanh biết lẫy hơn. Cụ thể, một số động tác và bài tập mẹ nên áp dụng cho bé như:

  • Thường xuyên cho trẻ nằm sấp, úp người, để đồ chơi ở trên cao để bé tập ngẩng đầu. Mẹ có thể dùng 1 tấm khăn mỏng, mềm kê ở phần ngực để bé không cảm thấy khó chịu hay tức ngực. Khi trẻ thực hiện động tác này sẽ giúp phần cổ của bé trở nên cứng cáp hơn. Mặt khác khi được nhìn thế giới xung quanh ở một góc độ khác cũng tác động giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh tốt hơn, trẻ sẽ phấn khích hơn và hào hứng với việc tập lẫy hơn. Tuy nhiên, lúc mới tập thì cổ bé còn yếu nên mẹ chỉ nên để bé tập một vài phút và không nên để bé ở tư thế đó quá lâu sẽ khiến bé bị mỏi và khó chịu.

  • Khi thấy trẻ nằm nghiêng người hoặc dùng tay túm chân và giơ 2 chân lên thì bố mẹ hãy giúp con bằng cách đẩy nhẹ vào mông để bé có thể dễ dàng thay đổi tư thế từ nằm nghiêng sang nằm sấp. Lặp lại nhiều lần động tác này sẽ khiến bé hiểu cách thức để lẫy thành công và có thể tự thực hành nhuần nhuyễn hơn.

Những lưu ý để trẻ tập lẫy an toàn

Trẻ tập lẫy mang lại rất nhiều lợi ích về thể chất cũng như kích thích sự phát triển về não bộ. Thế nhưng, trong giai đoạn này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy để bé tập lẫy an toàn các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Khi trẻ mới tập lẫy luôn luôn cần có người lớn quan sát để hỗ trợ và giúp đỡ trẻ khi cần. Vì ở thời điểm này, những kỹ năng của bé còn chưa thuần thục nên có những trường hợp bé mới lẫy được, khi quá mỏi không thể chuyển tư thế hoặc không thể tự quay đầu nên dễ bị vướng vào chăn, gối, gây ngạt thở. 

  • Không nên cho con lẫy quá lâu, điều này có thể khiến bé mệt mỏi hoặc khó chịu.

  • Đặc biệt, không nên cho bé tập lẫy khi vừa ăn no, vừa bú mẹ… lúc này dạ dày bị chèn ép khiến trẻ dễ bị nôn trớ thậm chí ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. 

  • Khi trẻ biết lẫy hoặc có những dấu hiệu chuẩn bị biết lẫy thì mẹ tuyệt đối không để trẻ một mình trên giường, ghế mà không được che chắn. Vì đông tác tập lẫy của trẻ đôi khi không thể dự báo trước  mà có thể diễn ra khá bất ngờ, có thể khiến trẻ bị lăn, rơi xuống sàn hoặc gây những tai nạn nguy hiểm cho trẻ.

Như vậy, với những chia sẻ trong bài hy vọng các mẹ không băn khoăn lo lắng với câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng biết lẫy nữa, đồng thời mẹ cũng có thêm những thông tin hữu ích để tự tin đồng hành cùng con trong những giai đoạn phát triển của bé.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article