Danh mục sản phẩm

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao?

MKT Soc
Th 5 25/02/2021

Tình trạng giật mình, ngủ vặn mình ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường thấy. Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện trong vài giây và biến mất ngay sau đó nên phụ huynh không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình diễn ra thường xuyên, phụ huynh cần nhanh chóng tìm cách khắc phục tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Với trẻ em, giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ ngon, sâu giấc chắc chắn sẽ hỗ trợ trẻ lớn nhanh, nâng cao thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều trẻ thường gặp tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình khi ngủ. Một số nguyên nhân cơ bản khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, quấy khóc là: 

  • Trẻ giật mình theo phản xạ tự nhiên: (hay còn gọi là hiện tượng moro) là một phản xạ bình thường không gây hại cho trẻ, chúng xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Điều này được giải thích là do sự khác biệt của môi trường ấm áp, được bao bọc trong bụng mẹ với môi trường rộng lớn hơn ở bên ngoài khiến bé chưa kịp thích nghi. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi trẻ được 3-6 tháng tuổi. 

  • Trẻ gặp ác mộng khi ngủ: Trong khi ngủ, trẻ mơ thấy ác mộng do mệt mỏi hoặc điều kiện thời tiết nóng bức khiến bé khó chịu. 

  • Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng: Nhiều trẻ bị thiếu canxi, vitamin D (tình trạng thường gặp ở trẻ còi xương) cũng dẫn tới tình trạng giật mình khi ngủ. Một số biểu hiện dễ nhận thấy khi bé thiếu canxi và vitamin D như chậm mọc răng, rụng tóc, ra mồ hôi trộm.

  • Trẻ bị ốm: Khi trẻ mắc các vấn đề như viêm tai, viêm họng hay bị giun sán,... trẻ cũng rất dễ bị giật mình khi ngủ.

  • Trẻ bị tổn thương cơ thể: Các bé từng gặp các chấn thương tại khu vực não, tủy sống, dây thần kinh thường dễ bị giật mình khi ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là phản xạ tự nhiên, hoặc xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Những hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Nếu giật mình ở trẻ sơ sinh là phản xạ tự nhiên thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi trẻ giật mình khi ngủ diễn ra thường xuyên, trẻ thường quấy khóc sẽ gây nên nhiều hệ lụy khác nhau: 

  • Bé chậm tăng cân

Với trẻ nhỏ, giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng với quá trình phát triển toàn diện. Trong giấc ngủ, nếu được ngủ đủ giấc và ngon giấc, các tuyến yên tiết hormone sẽ tăng trưởng cao hơn gấp 4 - 5 lần so với bình thường. Nhờ đó, trẻ sẽ tăng cân và chiều cao tốt hơn. Trường hợp trẻ giật mình, quấy khóc làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ sẽ làm ảnh hưởng tới thể chất của trẻ.

  • Giảm khả năng nhận thức

Não của trẻ sơ sinh trong những năm đầu thường dễ bị tổn thương do chưa hoàn thiện. Não sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc đêm khiến khả năng học hỏi cũng như xử lý tình huống kém hơn các bé khác. Ngoài ra, tình trạng giật mình khi ngủ còn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng miễn dịch và tiêu hóa kém ở trẻ, trẻ dễ ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

  • Trẻ ăn uống kém

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình ban đêm đi kèm quấy khóc khiến cơ thể giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn. Từ đó khiến trẻ biếng ăn, giảm phản xạ bú. Điều này sẽ kéo theo tình trạng mẹ bị giảm sữa, thậm chí mất sữa về lâu dài. 

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình diến ra quá thường xuyên có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ

  • Khó khăn trong quá trình chăm sóc của ba mẹ

Một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng của các bà mẹ chính là giấc ngủ đêm của con. Bé ngủ hay giật mình quấy khóc khiến mẹ và cả nhà cũng đều rất mệt mỏi và khó khăn khi luôn phải thức giấc đêm để chăm sóc bé. 

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, phụ huynh cần làm gì?

Tình trạng giật mình ở trẻ dù nguyên nhân gì gây nên cũng đều làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ gặp tình trạng ngủ không sâu giấc, quấy khóc dẫn tới kém phát triển về thể chất và tinh thần. Để hạn chế điều này, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Không gian ngủ cho trẻ thật thoải mái, thoáng đãng. Nhiệt độ phòng cần đảm bảo phù hợp với cơ thể trẻ nhỏ, không quá nóng hay quá lạnh. Chăn, nệm cần thay thường xuyên để hạn chế việc trẻ ngứa ngáy, ho do bụi bẩn.

  • Khi cho trẻ bú, mẹ nên cho bé bú vừa đủ no, tránh việc cho trẻ bú quá no hoặc quá đói. 

  • Lựa chọn các sản phẩm tã, bỉm phù hợp với làn da của trẻ; Thường xuyên thay tã cho bé khi tã đầy; không được để tã quá ẩm. Để trẻ thoải mái hơn khi ngủ, mẹ nên lựa chọn cho bé quần áo rộng rãi, thấm hút tốt. 

  • Trường hợp trẻ sơ sinh giật mình, mẹ hãy ôm bé ru bé ngủ, vỗ về để bé nhanh đi sâu vào giấc ngủ.

  • Thường xuyên tắm nắng khoa học cho trẻ, nhất là vào buổi sáng. Đây là thời điểm lý tưởng giúp bé bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.

  • Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình, mẹ cũng cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng của trẻ lúc này hoàn toàn được lấy từ sữa mẹ. Nếu mẹ không đủ dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Tuy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng phụ huynh không nên chủ quan nếu tình trạng này kéo dài. Mẹ cần nắm được lý do khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, giật mình để khắc phục hiệu quả. Trường hợp trẻ quấy khóc thường xuyên, giảm cân bất thường, mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article