Danh mục sản phẩm

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng và cách chăm sóc răng miệng chuẩn

MKT Soc
Th 2 08/03/2021

Khi con ăn nhiều kẹo bánh, bố mẹ rất hay nhắc nhở rằng con ăn nhiều kẹo sẽ sâu răng. Thế nhưng khi bé thắc mắc vì sao ăn kẹo lại có liên quan đến việc răng bị sâu thì lại ít phụ huynh nào giải thích cho con. Cùng Soc&Brothers tìm hiểu mối quan hệ này, từ đó cách phòng tránh sâu răng cho trẻ một cách hiệu quả.

Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Bánh kẹo là món ăn vặt được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích, trong những thực phẩm này có chứa rất nhiều đường, chủ yếu là đường saccharose, glucose, fructose, maltose…, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng lên men và từ đó sẽ tạo thành axit lactic bám trên bề mặt của răng và gây hư hại cho men răng. 

Bánh kẹo chứa nhiều đường tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tạo thành axit lactic gây hại men răng

Trẻ sau khi ăn bánh kẹo xong lại không có ý thức tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ để lại các mảng bám bánh kẹo dính trên thân răng, lúc này các vi khuẩn sâu răng phát triển làm hư hại răng và dẫn đến sâu răng. Đặc biệt ở trẻ dưới 6 tuổi, răng của bé vẫn là là răng sữa, chưa có khả năng chống chọi với các loại vi khuẩn không tốt như răng vĩnh viễn. Hơn nữa sức khỏe răng miệng của trẻ không đủ mạnh để ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng cho nên sẽ dễ bị tấn công gây hại. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Để phát hiện trẻ có bị sâu răng hay không, bố mẹ có thể nhìn màu răng của trẻ. Răng bị sâu sẽ có những vết ố đen, lâu ngày thành lỗ sâu trên thân răng, gây đau nhức, ê buốt, thậm chí là bị vỡ hoặc mất răng, ảnh hưởng đến sức nhai của trẻ.

Giải pháp cho răng miệng khỏe mạnh

Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ thì đầu tiên, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Cụ thể, các bé cần tập thói quen đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nếu sau khi ăn xong mà các bé đánh răng luôn được thì càng tốt. Tuy nhiên, để việc đánh răng được hiệu quả thì bố mẹ cần hướng dẫn con đánh răng tối thiểu 2 phút một lần và dùng bàn chải đánh lần lượt các mặt răng theo hình xoáy tròn. Đối với những trẻ còn quá nhỏ và chưa ý thức được việc tự chăm sóc răng miệng thì cha mẹ nên dùng khăn khô thấm nước muối pha loãng và lau răng cho bé đều đặn sau mỗi bữa ăn.

Để phòng ngừa sâu răng mẹ nên nhắc con đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Bố mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, đặc biệt là buổi tối. Để làm được điều này, bố mẹ nên giải thích cho con hiểu vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng, và nếu sâu răng, con sẽ dễ bị tổn thương tủy răng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, con sẽ không có được hàm răng đều đẹp, trắng sáng. Sâu răng còn khiến con bị hôi miệng, mất tự tin trong giao tiếp. Thậm chí sâu răng còn làm con bị những cơn đau nhức khó chịu tấn công, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con.

Thay vì để con thỏa thích ăn những thực phẩm không lành mạnh thì bố mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Nếu con không chịu ăn rau quả thì bố mẹ có thể ép nước hoặc xay sinh tố, cũng sẽ giúp bé ăn được nhiều rau quả hơn, và từ đó thì bé cũng sẽ thu nạp được nhiều vitamin cần thiết cho sức khỏe của mình hơn.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ thay vì chỉ ăn bánh kẹo

Sâu răng ở trẻ không chỉ do ăn nhiều bánh kẹo ngọt mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như là do quá trình mang thai mẹ bị sâu răng nên ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi ở trẻ, khiến răng của trẻ bị yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Thêm vào đó thì việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh cũng là nhân tố gây nên tình trạng sâu răng của trẻ... Do vậy, để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe răng miệng ở trẻ cũng như là xác định đúng nguyên nhân để có giải pháp cải thiện hữu hiệu thì bố mẹ nên đưa trẻ đến nha sỹ khám răng định kỳ 3 đến 6 tháng một lần.

Đối với trẻ nhỏ khi bị sâu răng thì tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến nha sỹ khám và có giải pháp điều trị cụ thể chứ không nên tự ý điều trị tại nhà. Tùy theo tình trạng răng sâu của trẻ mà các bác sỹ sẽ có những cách điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Khi răng chớm bị sâu, bác sỹ có thể chỉ định tái khoáng cho trẻ. Đây là biện pháp bổ sung dung dịch phosphate, calcium vào vùng răng bị sâu.
  • Khi răng đã bị sâu nặng và tạo thành lỗ gây đau nhức: Lúc này, bác sỹ sẽ tiến hành vệ sinh, vét sạch vết sâu, sau đó trám lại lỗ sâu bằng các loại vật liệu trám nha khoa như composite hoặc amalgam nha khoa và răng bé sẽ trở lại bình thường.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức về lý do trẻ dễ bị sâu răng khi ăn kẹo thường xuyên, từ đó có kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học cho bé. Chúc các bé luôn có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article