Danh mục sản phẩm

Lễ hội Trung thu Nhật Bản Otsukimi có gì đặc biệt?

BTV Soc&Brothers
Th 4 31/08/2022
Không chỉ có ở Việt Nam, Trung thu là dịp đặc biệt tại Nhật Bản với những phong tục và món ăn riêng. Tuy nhiên tết trung thu của người Nhật - hay còn được gọi là Otsukimi có rất nhiều sự khác biệt so với Việt Nam. Hãy cùng Soc&Brothers tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc của lễ hội Trung thu Nhật Bản

Otsukimi được ghép từ "Tsukimi" - nghĩa là ngắm trăng, thêm chữ "O" để thể hiện sự long trọng. Cũng giống như Việt Nam, lễ hội diễn ra vào ngày trăng rằm tháng Tám, là dịp để mọi người thưởng thức trăng đẹp nhất năm. 
Lễ hội Otsukimi cũng thường được tổ chức sau khi thu hoạch với ý nghĩa tạ ơn thần linh, trời đất đã ban ơn cho người dân vụ mùa bội thu. Người Nhật sẽ làm những mâm lễ cúng thật đầy đủ với tấm lòng thành kính nhất bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,...
Tương truyền, Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc được các đoàn đi sứ của nhà Đường đưa vào Nhật Bản từ thời kỳ Heinan (794 - 1185). Ban đầu, lễ hội Trung thu chỉ được tổ chức cho hoàng gia và các tầng lớp quý tộc. Nhưng sau đó, vào thời kỳ Edo (1603 - 1868) đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi và trở thành một lễ hội dân gian được nhiều người yêu thích và gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. 

Tổ chức Trung thu 2 lần - Nét độc đáo của văn hóa Nhật

Cũng giống như Việt Nam và các nước Á Đông khác, người Nhật tổ chức Trung thu vào ngày rằm tháng Tám (15/08 âm lịch). Tuy nhiên, nét khác biệt là khoảng 1 tháng sau, vào ngày 13/09 âm lịch họ sẽ tổ chức lễ hội lần thứ 2. Lần tổ chức này được gọi là "trăng sau". 
Trong quan niệm của người Nhật, nếu đã ngắm trăng đêm 15/08 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13 để may mắn trọn vẹn, tránh gặp xui xẻo tai họa. Điều kiêng kị này hay còn được người Nhật gọi là "Kata-tsukimi". 

Truyền thuyết thỏ ngọc trên cung trăng

Nếu như trong văn hóa của Việt Nam, trên cung trăng có chị Hằng, chú Cuội, cây đa thì người dân Nhật Bản lại tin vào truyền thuyết có một chú Thỏ Ngọc chăm chỉ đang sống trên mặt trăng. Hàng năm, cứ đến đêm Otsukimi, Thỏ Ngọc lại giã bột làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.

Bánh truyền thống của người Nhật dịp Trung thu

Lễ hội Trung thu Nhật Bản sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi món bánh truyền thống là Tsukimi Dango. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo, có hình tròn, màu trắng đục, không có nhân, kết cấu mềm dai. Người Nhật cũng dùng loại bánh này để dâng lên cúng bái thần linh tổ tiên để tỏ lòng thành kính. 
Bánh này có bán ở cửa hàng bánh kẹo kiểu Nhật, cũng có những gia đình tự làm bánh để trông trăng. Nhật Bản có một phong tục rất hay, đó là cảm nhận về từng mùa qua món ăn.

Bánh sẽ được bày lên một giá đỡ nhỏ bằng gỗ, chuyên dùng để đựng lễ vật dâng lên Thần linh (thường gọi là “Sanpo”). Ngoài bánh Dango, mỗi dịp Trung thu, người Nhật cũng thưởng thức thêm một số loại đồ ăn khác như khoai môn, edamame, hạt dẻ, hoa quả,...

Cỏ lau được dùng làm đồ trang trí trong lễ hội Trung thu Nhật Bản

Người Nhật dùng cỏ lau để làm vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi. Đây được xem như là hiện thân của Thần Mặt Trăng. Cứ đến thời tháng Trung thu các cửa hàng hoa sẽ bán rất nhiều bông cỏ lau. Thân của bông cỏ lau là dạng rỗng, người ta tin rằng Thần linh sẽ đi vào trong thân của bông cỏ lau giống như vào một cái hang. Ngoài ra, nó cũng có ý nghĩa trừ tà, còn có phong tục treo bông cỏ lau bên ngoài nhà để tà ma không thể xâm nhập. Cỏ lau cũng thường được treo trước cửa vì hình dánh chĩa nhọn hướng lên của cỏ lau cũng tượng trưng cho khả năng xua đuổi ma quỷ, mang đến sự bình an cho cả nhà. 

Những hoạt động trong lễ hội Trung thu Nhật Bản

Nếu ở Việt Nam, lễ hội Trung thu tấp nập với những đoàn rước răng, múa lân, phá cỗ,... thì không khí trông trăng của người Nhật lại hoàn toàn khác.  Vào ngày rằm tháng 8 và 13/09 âm lịch hàng năm, người dân sẽ tụ tập làm bánh Dango truyền thống, sau đó bày biện bánh trên một mâm lớn theo hình chiếc tháp. 
Cỏ lau cũng cắm vào một chiếc bình lớn đặt lên bàn cùng với đĩa bánh Dango, được mang ra giữa sân đối với những gia đình ở đồng quê hoặc mang ra nơi có ánh trăng nếu bạn sống ở khu vực thành thị. Kết thúc thời gian cúng trăng, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn bánh, uống trà và kể với nhau về những sự kiện đã qua. Người dân Nhật Bản cũng chuẩn bị những trang phục thật đẹp cho mùa lễ hội này. 
Trên đây là những nét độc đáo trong lễ hội Trung thu Nhật Bản Otsukimi. Dù có những nét khác biệt nhất định so với Việt Nam, song đây vẫn là lễ hội quan trọng trong văn hóa của người Nhật. Trung thu sắp đến, Soc&Brothers chúc tất cả mọi người một mùa trăng ấm áp, đoàn viên. 
 
Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article