Danh mục sản phẩm

Góc chia sẻ: Sinh con khi Covid 19 là trải nghiệm thế nào?

MKT Soc
Th 3 08/12/2020

---  Chia sẻ kinh nghiệm đi sinh của mẹ Bee Kids ---

🍒 Vai trò của chồng khi vợ đi sinh

Tôi vẫn nhớ ngày tôi sinh Cherry là ngày chính phủ ra quyết định cách ly toàn xã hội. Do dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp nên tôi đi sinh không có ngoại hay nội ở bên. Có những lúc khóc thầm vì tủi thân. Vì những người bên cạnh có mẹ chăm sóc. Để tôi có được một cuộc vượt cạn thuận lợi nhất thì sự xuất hiện của người chồng là vô cùng quan trọng.Lúc này tâm lý tôi rất nhạy cảm và dễ tủi thân, chính vì vậy chồng luôn là người bên cạnh quan tâm, yêu thương và cũng an tâm hơn để chuẩn bị cho một quá trình khó khăn phía trước.

Chồng tôi thì anh ấy phải lo trong lo ngoài. Lo vợ đi sinh, lo con gái lớn ở nhà, lo công việc. Nhưng biết vợ buồn tủi nên cũng không quên an ủi và chăm sóc vợ. Tôi thấy mình hạnh phúc khi có anh. Anh cho tôi một chỗ dựa an toàn nhất.

🍒Chuẩn bị trước khi vượt cạn.

Có một nỗi sợ mang tên sinh đẻ nhưng bên cạnh đó cũng có một điều thiêng liêng không gì sánh bằng - đó là thiên chức làm mẹ.

Để chuẩn bị sinh con, bố mẹ nào chắc cũng lo lắng không biết nên chuẩn bị những gì, tâm lí thừa còn hơn thiếu, muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con khiến bố mẹ có thể lên một danh sách dài dằng dặc và rất nhiều món đồ không cần dùng. Tôi đã lên list một danh sách những món đồ thiết yếu nhất cần mua theo quan điểm của tôi khi đi sinh Cherry để các mẹ tham khảo, không bị lãng phí nhé! Khi em bé ra đời có rất nhiều việc khác cần lo nên chúng mình nên mua những đồ cần thiết nhất thôi nhỉ?

Danh sách này là cho các mẹ sinh mùa hè nhé, các mẹ sinh mùa đông thì chỉ cần mua thêm quần áo ấm và tất nữa là ok thôi nhé!

Danh sách những đồ dùng cần khi đi sinh

Danh sách những đồ dùng cần khi đi sinh

Nhất là khi mang thai bé tôi luôn tìm tòi học hỏi kiến thức sinh nở cũng như kiến thức chăm con.

🍒Dũng cảm lên nào mẹ ơi!

Sinh con ngay dịch Covid 19, có nhiều kỷ niệm. Buồn vui cảm xúc đều có. Vui vì biết bên mình còn rất nhiều người quan tâm chăm sóc. Buồn vì đôi lúc cũng tủi thân vì thiếu nội ngoại hai bên đón bé chào đời. Tôi nhớ, trước khi sinh bác sĩ bảo tôi có dấu hiệu sinh có cơn gò tử cung. Phải nằm viện chờ sinh 3 ngày 2 đêm. Nhưng chỉ ở viện 1 mình, thương ông xã phải chạy đến viện, chạy về nhà lo lắng cho con lớn. Đến bửa ăn chồng tranh thủ mang đồ ăn vào cho vợ, rồi lại tranh thủ đi làm. Tối chạy vào thăm vợ chút xíu lại chạy về nhà với con. Đôi khi bạn nằm một mình trong viện, khi bên cạnh các giường khác có mẹ chồng, mẹ ruột bên cạnh chăm sóc. Rồi một cô hỏi. "Sao con có một mình không ai đi nuôi con sao?" Tự nhiên tôi chạnh lòng và mắt ươn ướt đỏ. "Dạ, chồng con đi làm. Ba mẹ lớn tuổi con sợ dịch nên không cho ba mẹ hay". Rồi tôi tự khuyên mình bỏ qua những điều nhỏ nhặt đó, mà nghị lực hơn vì gia đình nhỏ của mình chuẩn bị chào đón con yêu sắp ra đời. Để tránh trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến mất sữa mẹ. Tôi luôn cố gắng để con có thể ti mẹ hoàn toàn đến 24 tháng.

Thế mà vẫn chưa sinh, tôi xin về nhà vì quá nhớ con gái lớn. Hôm đó được xuất viện về. Tôi đọc sách con nghe rồi cho con ngủ. Khi con đã nằm ngủ ngon, tôi ngồi dậy ra bàn làm việc đến tận 3h sáng, ăn 2 cây kem chuối, uống một ly sữa và một cái bánh ngọt nhỏ. Vào chộp mắt một xíu thì bụng đau nhẹ nhẹ. Càng lúc càng đau nhiều hơn đến sáng. Cơn gò xuất hiện nhiều hơn 10 phút có 3 đến 4 cơn gò. Chồng tôi kêu, anh đưa em vào viện nhé. Tôi không chịu đi. Em chưa ra dịch màu hồng chưa sinh đâu anh và lại chịu đau tiếp. Đến 11h trưa tôi kiểm tra thấy dịch hồng ra. Thế là hai vợ chồng chuẩn bị vào Từ Dũ sinh. Đến bệnh viện, vào làm thủ tục, chồng còn lúng túng hơn vợ. Tôi vào thăm khám. Bác sĩ bảo nở 8 phân rồi chuyển lên phòng sinh. Lên đến phòng sinh nở 10 phân. Bác sĩ chưa kịp đến cô điều dưỡng đở đẻ luôn. Lúc rặn sinh các bạn hãy nhớ cố gắng làm theo lời bác sĩ, người đở sinh mình hướng dẫn nhé. Trước khi rặn: hít một hơi thật sâu rồi nín thở; ngậm chặt miệng, hai tay nắm vào hai thành bàn sinh, chân đạp mạnh vào bàn đạp. Và sau đó dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng, để thai nhi được đẩy ra ngoài.

Lo lắng và sợ hãi là kẻ thù của mọi người. Đây là điều tự nhiên vì bạn sắp phải trải nghiệm điều mới mẻ và cũng nguy hiểm. Thế nhưng, đừng để bản thân tràn ngập cảm giác u ám, mà hãy thư giãn để tinh thần thật thoải mái, chuẩn bị sẵn tâm lý và dũng cảm vượt qua quá trình này. Mọi chuyện sẽ tốt thôi và bé con sẽ chào đời an toàn!

🍒Da áp da mà lòng nhẹ nhàng hạnh phúc.

Ngay sau khi con cất tiếng khóc chào đời thì bác sĩ thực hiện cắt dây rốn, thao tác này diễn ra rất nhanh chóng, và chính xác. Cuối cùng bác sĩ bế con nằm trên người tôi để tiến hành áp da, có lẽ đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt vời mà bất kỳ người mẹ nào cũng mong được trải qua một lần trong đời. Tôi chòm người dậy nhìn con, nghe con khóc và tôi cũng đã khóc. Tôi khóc vì mừng vì hạnh phúc. Thầm cảm ơn con đã đến bên mẹ. Tất cả đau đớn đã tan biến mất. Chưa được bao lâu thì con tím mặt, nhịp thở nhanh. Bác sĩ phải nhờ máy thở hỗ trợ con. Vì con sinh non 36w5d. 1h đồng hồ sau, con vẫn chưa hết tím người. Bác sĩ đã bế con qua khoa nhi để chăm sóc và theo dõi. Nước mắt hạnh phúc đã thay vào nước mắt lo lắng, sợ hãi và đầy hoang man. Đêm đầu tiên ấy tôi không tài nào nghỉ ngơi được vì con không bên mình. Mỗi tiếng khóc của các bé khác cất lên là tim tôi lại đau nhói, cứ dai dẳng trong đầu tôi đến tận sáng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra trong tôi. Con tôi có sao không? Con có đói không? Có ai cho con bú không? Con bú bằng sữa gì?... Cuối cùng, sáng con cũng về với tôi. Ôm con, vào lòng tôi hạnh phúc vô cùng khi thấy con bình an và con đã hé môi cười với mẹ.

🍒 Những điều vỡ khóc vỡ cười

Sinh con khi dịch bệnh toàn cầu Covid 19 đang vô cùng phức tạp. Bệnh viện Từ Dũ lúc ấy làm công tác phòng chóng dịch rất nghiêm túc. Chỉ được 1 người nuôi bệnh và đi vào viện phải có thẻ. Điều đó giúp tôi cũng yên tâm hơn phần nào. Lúc ở viện tôi thầm cám ơn một người thân luôn bên cạnh lo cho hai mẹ con tôi chu đáo. Bên cạnh đó cũng có lắm chuyện hài hước từ ông xã tôi. Anh mua sữa cho ti khi sữa mẹ chưa về. Khi vợ sinh anh lại bối rối hơn vợ. Đi tới đi lui bỏ đâu mất cái hộp sữa của con phải chạy đi mua hộp khác khi con đói mới hay. Rồi ai điện thoại đặt hàng anh cũng bảo, hết rồi. Hôm khác bán nha. Khi về nhà lấy đồ cho vợ thì lại có tình huống oái ăm. Có cặp vợ chồng đang cải nhau, đánh nhau. Cô vợ chạy lại bấu vào chồng mình kêu: anh ơi cứu em với, không nó đánh em chết. Lúc này chưa kịp xử lý thế nào may là bảo vệ chạy lại giải cứu cho chồng tớ...

Em bé mới sinh khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của cả gia đình

Em bé mới sinh khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của cả gia đình

🍒Sau sinh, sữa về nhiều.

Sau sinh chúng ta thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với tôi và bé. Tôi sinh thường, nên cố gắng ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Ăn nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, ăn nhiều rau xanh. Quan trọng uống nhiều nước ít nhất 2 lít 1 ngày.

Để kích sữa về các mẹ lưu ý khi sinh con cố gắng cho con ti vào bầu vú mẹ càng nhiều càng tốt.

Một tháng đầu sau sinh có thể nói điều tôi sợ nhất đó là tắt tia sữa. Trong một tháng tôi bị đau bầu vú 5-6 lần vì nổi khổ tắt tia sữa do sữa về nhiều mặc dù tôi đã hút, đã chườm nóng, làm đủ cách. Sau đó, lại vào Từ Dũ khám siêu âm vú, chuẩn đón do sữa nhiều nên bị viêm thôi không bị áp xe vú. Nhưng thật sự đau còn nhiều hơn đau đẻ, hành sốt, nóng lạnh, đau nhức, ôi đủ thứ. Nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng là sữa về nhiều. Tôi hút ra trữ tủ lạnh cho con.

Nhờ BTC đã tổ chức minigame Kể chuyện đi sinh mà giúp tôi nhớ lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình khi đi sinh. Tất cả như mới xảy ra ngày hôm qua. Đúng là đi sinh có rất rất nhiều sắc thái cảm xúc mà chúng ta không thể nào quên. Nhân đây cũng xin chúc các mẹ sắp, đang và sau sinh nhiều sức khoẻ, niềm vui chăm con hạnh phúc.

---  Chia sẻ kinh nghiệm đi sinh của mẹ Bee Kids ---

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article