Danh mục sản phẩm

Những mốc phát triển của trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua

MKT Soc
Th 3 29/12/2020

Thật may mắn và hạnh phúc khi trở thành cha mẹ. Những khoảnh khắc thay đổi thú vị trong năm đầu đời của con như biết bi bô, biết cầm nắm, biết chập chững đi.... đều là những dấu mốc đáng nhớ. Và đó cũng chính là các mốc phát triển của trẻ sơ sinh quan trọng mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cần phải nắm rõ. 

Lí do bố mẹ cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh là chỉ số quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có sự phát triển không hoàn toàn giống nhau. Có bạn sẽ bỏ qua giai đoạn này và đi thẳng tới giai đoạn tiếp theo. Ví dụ như có bạn không trườn mà bò luôn. Có bạn lại không bò mà chỉ ngồi rồi đứng lên để đi… Tuy vậy, năm đầu tiên hầu hết các trẻ sẽ có sự phát triển tương đồng, trên cùng một trục số. 

Khi nắm rõ được những đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ sẽ thấu hiểu hơn về các nhu cầu tâm sinh lý của con. Từ đó các bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.

Các bước phát triển của trẻ sơ sinh

Dưới đây những đặc điểm và lưu ý về sự phát triển của trẻ sơ sinh mà các bậc làm cha mẹ có thể tham khảo

1. Nâng đầu lên và kiểm soát việc xoay trái phải

Sau sinh 1 tháng, trẻ bắt đầu có thể tự mình nâng đầu lên một xíu khi được đặt nằm sấp. Lúc này, các bố mẹ cần nhẹ nhàng hết mức có thể khi di chuyển cơ thể trẻ. Bé chỉ có thể nâng đầu dần lên từng chút một cho đến cuối tháng thứ 5. Sang tháng thứ 6- thứ 7, trẻ hoàn toàn kiểm soát được đầu của mình và có thể xoay qua xoay lại quan sát mọi vật xung quanh. 

Bé bắt đầu có thể nâng đầu khi 1 tháng tuổi

2. Lật

Ông cha đã có câu: “3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Bước sang tháng thứ 3 thứ 4, trẻ bắt đầu biết lật người từ ngửa thành sấp và ngược lại. Đến tháng thứ 6, trẻ đã có thể kết hợp toàn thân để lăn qua lăn lại. Đó là các trẻ di chuyển vị trí. Cơ thể của trẻ đã đủ khỏe để thực hiện những động tác “nhào lộn” đó cho nên bạn đừng quá lo lắng khi thấy con “làm xiếc” nhé! 

3. Ngồi

Thông thường, đến tháng thứ 6, hầu hết các trẻ đều có đã bắt đầu tự ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa thật sự vững vàng, dễ bị ngã ngửa ra sau nên các bố mẹ lưu ý con. Hạn chế tối đa những lần ngã đập đầu xuống sàn nhà, ảnh hưởng đến phát triển não bộ của trẻ. Sau 9 tháng, khi xương khớp bé đã dần cứng cáp, trẻ đã có thể tự ngồi một mình và ngồi trong một khoảng thời gian từ 7 – 10 phút.

6 tháng con đã bắt đầu học ngồi rồi đó

6 tháng con đã bắt đầu học ngồi rồi đó

4. Trườn, bò

Có nhiều trẻ sẽ không trườn, hoặc cũng có nhiều bạn sẽ bỏ qua việc bò. Tuy nhiên thông thường, trẻ sơ sinh thường bắt đầu tập bò khi được 7 đến 9 tháng tuổi. Hoạt động này giúp cơ bắp của trẻ sẽ trở nên cứng cáp, giúp con đứng lên và bước đi dễ dành và vững vàng hơn.

5. Đứng và bước đi

Sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu đứng vững và nhún nhảy theo nhạc khi có sự hỗ trợ. Sang tháng thứ 10, trẻ bắt đầu “lò dò” vịn vào vật cố định, đứng dậy và di chuyển một vài bước. Bắt đầu từ tháng thứ 11, trẻ bắt đầu tự đứng dậy mà không cần sự hỗ trợ. Cũng vào thời gian này, nhiều trẻ sẽ tự bước đi những bước đi đầu tiên. 

Con có thể tự bước những bước đầu tiên khi được 1 tuổi

Con có thể tự bước những bước đầu tiên khi được 1 tuổi

6. Cầm nắm

Trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh không thể thiếu giai đoạn tập cầm nắm. Các bố mẹ nếu thấy con đã bắt đầu có thể nắm một vật từ một bề mặt bằng phẳng bằng tất cả các ngón tay, thì có nghĩa là con đang bắt đầu học cách cầm nắm. Trẻ sẽ hoàn thiện dần, có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm những vật nhỏ khi được 9 tháng tuổi. Lúc này, các bố mẹ cũng có thể tập cho con ăn bốc.  

7. Ăn thức ăn đặc

Các chuyên gia khuyên rằng, 6 tháng đầu tiên nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ là có cơ sở khoa học. Không chỉ vì sữa mẹ tốt cho cơ thể trẻ mà do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện. Do đó, thông thường, sang tháng thứ 7, các bà sẽ tập cho con ăn các loại thức ăn đặc như bột ăn dặm, cháo nghiền. Đến tháng thứ 8, thứ 9, bé đã có thể ăn những thứ cứng hơn một chút như bánh ăn dặm, chuối chín, táo hấp… 

8. Mọc răng

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc đầu tiên vào tháng thứ 6. Nhưng có nhiều trẻ mọc sớm hơn hoặc cũng có trẻ mọc muộn hơn. Tuy nhiên, dù là sớm hay muộn thì giai đoạn này, các cha mẹ hết sức chú ý. Vì mọc răng sẽ gây ra nhiều khó chịu cho trẻ như đau, sốt, khiến trẻ quấy khóc. Do đó, đòi hỏi bố mẹ phải hết sức kiên nhẫn, luôn ở cạnh trẻ và mang tới cho trẻ cảm giác yêu thương. Khi trẻ gần được 1 tuổi, thông thường trẻ sẽ có 8 chiếc răng: 4 chiếc răng cửa và 4 chiếc răng kế bên răng cửa ở cả hàm trên và hàm dưới.

Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú vào tháng thứ 6

Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú vào tháng thứ 6

9. Phát ra âm thanh

Ở tháng đầu tiên, các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng thấy trẻ mỉm cười, rồi mếu máo khi ngủ. Nhưng sang tháng thứ 2, trẻ bắt đầu phát ra âm thanh như cười thành tiếng, trọ trẹ những từ “a”, “e”, “o”... Cuối tháng thứ 8, chúng ta có thể nghe trẻ gọi rõ “ba” nhưng do chưa hiểu ý nghĩa nên ai trẻ cũng sẽ gọi là “ba”.

Lúc này bé cũng đã biết cười trong một vài tình huống. Có nghĩa là trẻ đang có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc. Thay vì chỉ cười khi ngủ mơ, trẻ sẽ cười khi nhìn thấy người quen, khi chơi món đồ yêu thích, khi được uống sữa. 

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn gắn liền với những ký ức không thể quên của các bậc làm cha mẹ. Ở đó, sẽ có nước mắt, sẽ có nụ cười nhưng hết thảy họ đều mong muốn trao cho con mình mọi điều tốt đẹp nhất ở những năm tháng đầu đời. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ cảm thấy yên tâm và dễ dàng hơn trong việc đồng hành cùng con khôn lớn.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article