Danh mục sản phẩm

Bữa ăn cho trẻ nhỏ - Nên chế biến bữa ăn như thế nào?

BTV Soc&Brothers
Th 6 01/07/2022

Thực đơn của bữa ăn cho trẻ nhỏ gần giống với người lớn cũng không sao. Để bé có một cơ thể khỏe mạnh, ba mẹ hãy ghi nhớ những điều sau đây nhé. Không chỉ trẻ nhỏ, đây cũng là những điều tốt cho sức khỏe của người lớn nữa. Nhân cơ hội này, chúng ta hãy xem lại bữa ăn của cả gia đình nào.

Bữa ăn có vị nhạt 

Thời kỳ thơ ấu là thời kỳ rất quan trọng trong sự phát triển về vị giác, ba mẹ hãy nấu vị nhạt để bé có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị tinh tế có trong nguyên liệu nấu ăn nhé. 

Nếu từ nhỏ bé quen với đồ ăn có vị đậm đà, thì bé sẽ nói rằng “Chẳng có vị gì” khi gặp đồ có vị nhạt và không chịu ăn. Hơn nữa, nếu bé lớn lên là người thích ăn đồ nêm muối mặn thì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, v.v.. 

Điều quan trọng để nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh là “Dinh dưỡng cân bằng và nêm vị nhạt” 

Hãy ghi nhớ điều này cho cả người lớn và trẻ em nhé ba mẹ.

Nguồn Internet

Bữa phụ là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho bữa chính 

Dạ dày của bé còn nhỏ, cho nên bé không thể ăn nhiều một lúc, ba mẹ hãy cân nhắc về sự cân bằng dinh dưỡng bao gồm cả bữa phụ, và lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, hoa quả, v.v...

Tôi đã từng nghe nói rằng “Nem cuốn Việt Nam dùng làm bữa phụ cho bé”, đây là món ăn nhẹ rất tốt với sự cân bằng về dinh dưỡng.

Bánh kẹo như bimbim, bánh quy ngọt, v.v.. là những thứ bé nào cũng rất yêu thích phải không ạ? Ba mẹ nên cho bé thưởng thức những đồ ăn này như món ăn nhẹ (đồ xa xỉ) vào các dịp đặc biệt, ví dụ như sinh nhật. 

Trong trường mầm non ở Nhật, bánh sandwich hay cơm cuộn Onigiri cũng trở thành món ăn nhẹ. Chỉ cần sáng tạo một chút như trong ảnh thì có thể tạo hứng thú ăn uống cho các bé đó ba mẹ.


Nguồn Internet

Thay đổi kích thước và độ cứng phù hợp với sự phát triển của bé 

Đồ ăn quá cứng, quá to hoặc không phù hợp với sự phát triển của bé thì đều nguy hiểm.
Những hình ảnh thường thấy là bé nuốt chửng do chưa biết cắn, nhai thành thạo, hoặc dùng đồ uống để cố gắng nuốt trôi. 

Cho dù là bé khoảng 2 tuổi - có thể ăn một mình, hay bé đã lớn khoảng 6 tuổi, trong bữa ăn bình thường vẫn có nhiều rủi ro dẫn tới ngạt thở. Vì vậy, ba mẹ hãy quan sát trong khi bé ăn nhé!

Ngược lại, nếu cứ mãi cho bé ăn đồ ăn mềm thì sẽ không thể phát triển về khả năng nhai. Người lớn chúng ta hãy thay đổi đồ ăn cho phù hợp với sự phát triển của bé nhé. Đó là độ cứng vừa đủ để bé có thể nhai, cắn, kích thước vừa đủ để chuyển động miệng dễ dàng khi nhai, hình dáng thích hợp sao cho bé dễ lấy được bằng dĩa, đũa, v.v... 


Nguồn Internet

Tổng hợp

Mẹ Nhật dành nhiều công sức trong việc chuẩn bị đồ ăn cho bé, một trong những cách thường làm là chuẩn bị tất cả rồi bảo quản đông lạnh, v.v...

Bữa ăn là việc hàng ngày, vì vậy, làm như thế nào để mẹ không mệt mỏi cũng là một điều quan trọng.  Mẹ hãy sáng tạo trong khả năng có thể, và nhất định hãy ghi nhớ: quan trọng hơn hết là bữa ăn ngon với vị nhạt một bàn ăn vui vẻ với đầy đủ thành viên trong gia đình nhé.

Chúc cả nhà khỏe mạnh! 


Nguồn Internet

Nguồn: Tác giả: Asako Yoneda - Chuyên gia người Nhật về giáo dục nhà trẻ và mầm non.

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article