Mang thai có được ăn quả măng cụt không? Cách ăn như thế nào để có lợi ích tốt nhất
BTV Soc&Brothers
Th 2 07/03/2022
Măng cụt là trái cây có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi mang thai có ăn được quả măng cụt không là câu hỏi của nhiều mẹ. Cùng Soc&Brothers khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Mang thai có ăn được quả măng cụt không?
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g măng cụt:
- Chất xơ: 3.5g
- Calo: 73 kcal
- Vitamin C: 2.9 mg
- Vitamin B1 và B2: 0.054 mg
- Vitamin B3: 0.286 mg
- Canxi: 12 mg
- Sắt: 0.3 mg
- Magie: 13mg
- Axit folic: 31mg
- Protein: 0.41g
- Kẽm: 0.21mg
- Kali: 48mg
- Phốt pho: 8mg
- Ngoài ra còn có mangan, natri, chất béo, vitamin B5, B6, B9
Từ bảng thành phần trên có thể thấy măng cụt có nhiều vitamin, khoáng chất và vi chất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Vì thế khi mang thai hoàn toàn có thể ăn được quả măng cụt.
Tuy nhiên, măng cụt có hàm lượng axit lactic tương đối cao nếu ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì thế trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ nên ăn măng cụt với số lượng vừa phải, khoảng 2 – 3 quả mỗi ngày.
Tác dụng của măng cụt với bà bầu
Tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu
Phụ nữ mang thai chắc chắn cần hệ thống miễn dịch khỏe hơn và hoạt động hiệu quả hơn để bảo vệ cả hai cơ thể. Vì vậy, quả măng cụt rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa, có nhiệm vu tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn các gốc tự do gây nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C cũng thúc đẩy sản xuất collagen, từ đó cải thiện độ đàn hồi của làn da, hạn chế nỗi lo rạn da khi mang thai.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chất dinh dưỡng phong phú cũng có thể được tìm thấy trong trái măng cụt. Một trong số đó là axit folic rất tốt cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa
Quả măng cụt giàu chất xơ cũng rất tốt để mẹ bầu duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt tốt giúp giảm vấn đề về táo bón. Các nghiên cứu y khoa tiết lộ rằng hơn một nửa số phụ nữ mang thai sẽ gặp các vấn đề táo bón. Chỉ cần một vài quả măng cụt cung cấp cho bạn khoảng 3,5g chất xơ giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Chất xơ có trong quả măng cụt có thể giúp phụ nữ mang thai kiểm soát lượng đường trong máu. Nhờ đó bà bầu có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vốn là nỗi ám ảnh xuyên suốt quá trình mang thai.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Măng cụt là nguồn cung cấp dồi dào khoáng chất mangan, một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình hình thành sụn và hệ xương của thai nhi. Chỉ một cốc nước ép măng cụt tươi khi mang thai đã cung cấp cho bạn khoảng 0,2 mg mangan. Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa của măng cụt bảo vệ mẹ bầu cũng như thai nhi của bạn khỏi bị tổn thương tế bào.
Ngoài ra, ăn măng cụt thường xuyên và đúng cách cũng giúp ngăn ngừa bệnh lao và ngăn ngừa ung thư rất tốt cho mẹ bầu.
Cách bổ sung măng cụt trong chế độ ăn uống khi mang thai
Ngoài việc mang thai có ăn măng cụt không thì các mẹ cũng nên quan tâm đến việc ăn đúng cách. Về cơ bản, măng cụt giàu dinh dưỡng và khá an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả (tương đương 300-400gr) mỗi ngày. Ăn sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng và không ăn khi đói.
Mẹ bầu nên chọn loại măng cụt tươi và tránh mua những quả héo để đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong quả. Trước khi ăn nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tối đa những dư lượng hóa chất.
Măng cụt có thể bóc vỏ ăn trực tiếp, hoặc chè măng cụt, kem măng cut để đổi vị.