Danh mục sản phẩm

Mẹ bầu nên làm gì khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

MKT Soc
Th 7 03/10/2020

Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần – được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu. Theo đó, ngày dự  kiến sinh sẽ là ngày Bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần. Chắc hẳn lúc này, cha mẹ đang rất nóng lòng muốn được đón bé yêu chào đời phải không? Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đến ngày sinh mà chưa chuyển dạ. Vậy các mẹ có thai quá ngày dự sinh phải làm sao? 

Thai quá ngày dự sinh bao lâu thì đi khám?

Thời gian mang thai trung bình là khoảng 40 tuần và được các Bác sĩ tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trên thực tế, phần lớn các mẹ bầu thường chuyển dạ trước hoặc sau tuần thứ 40.

Nếu các mẹ bầu chuyển dạ trong giai đoạn từ 38 đến dưới 41 tuần thì được coi là đủ tháng. Còn đối với những thai trên 41 tuần – đến ngày dự sinh nhưng chưa chuyển dạ thì sẽ nằm trong nhóm thai già tháng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều, và thời điểm rụng trứng chuẩn vào giữa chu kỳ. Do đó, ngày dự kiến sinh mà bạn được thông tin khi đi siêu âm thai hay khám thai  sẽ không hoàn toàn đúng với tất cả các mẹ bầu. Vậy chỉ quá ngày dự sinh 2 ngày đã cần đi khám ngay chưa? Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có các mẹ nhé! Khi thai đã quá ngày dự sinh từ 2 đến 5 ngày, tốt nhất các mẹ nên tới Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi kỹ.

Mẹ bầu nên đi thăm khám khi quá ngày dự sinh

Trong trường hợp thai quá ngày dự sinh, các mẹ bầu sẽ cần được theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Tình trạng về nước ối, bánh rau, nhịp tim thai…đều ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi.

Nếu mọi chỉ số đều bình thường, thì rất có thể nguyên nhân quá ngày dự sinh là do cách tính vòng kinh  nguyệt không đúng, nhưng nếu có vấn đề không tốt, tiền ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi thì mẹ bầu sẽ được chỉ định nhập viện và có thể phải áp dụng các phương pháp kích đẻ hoặc mổ đẻ.

Một số trường hợp quá ngày dự sinh sẽ được chỉ định mổ ngay

  • Chỉ số nước ối bất thường: Cạn ối hay dư ối đều có thể dẫn đến tình trạng suy thai, gây nguy cơ tử vong cao, do vậy trong trường hợp này cần được tiến hành mổ lấy thai ngay.
  • Nước ối có phân su: Mặc dù đây là trường hợp rất hiếm gặp, nhưng nếu thai quá “già tháng” mà không được theo dõi kỹ, thường xuyên thì rất có thể sẽ xảy ra, khiến cho thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp của bé.
  • Suy thai: Nhịp tim thai thấp

Ngoài ra, trong trường hợp canxi hóa nhau thai độ 3 cũng sẽ được cân nhắc kích đẻ và hoặc mổ đẻ. Bởi lúc này bánh nhau dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con sẽ kém, con hấp thụ dinh dưỡng kém, có thể khiến bé bị sụt cân trong bụng mẹ. Nên trong trường hợp này có thể mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Nước ối có phân su có thể gây nguy hại đến thai nhi

5 nguyên nhân có thể khiến thai quá ngày dự sinh

Trên thực tế chưa có một nghiên cứu chính thống nào chỉ ra những nguyên nhân khiến thai quá ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, theo khảo sát, dựa trên những biểu hiện, tiền sử của các mẹ bầu trong nhóm quá ngày dự sinh, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:

  • Yếu tố gia đình: Trong gia đình đã có người mang thai quá ngày dự kiến sinh.
  • Những phụ nữ mắc bệnh béo phí.
  • Mẹ bầu có vấn đề về nhau thai.
  • Phụ nữ mang thai lần đầu hoặc mang thai bé trai

Mẹo kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sịnh

Khi bị quá ngày dự sinh các mẹ sẽ không tránh khỏi sự bất an, lo lắng, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu. Như đã chia sẻ ở trên, thai quá ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ không hẳn là thai già tháng. Vì vậy, các mẹ nên bình tĩnh, yên tâm thăm khám, theo dõi với Bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một vài mẹo kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh như sau:

  • Ăn hoặc uống nhiều nước ép dứa: Trong dứa có chứa enzyme Proteas và Enzyme Bromelain có tác dụng làm mềm cơ tử cung, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ nếu mẹ ăn nhiều.
  • Quan hệ tình dục: Nhiều trường hợp mẹ bầu quá ngày dự sinh nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ sẽ mách nhỏ mẹo “cho em bé gặp bố”. Bởi trong tình trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và oxytocin, có tác dụng làm tăng các cơn co.
  • Kích thích vùng ngực: Nếu trong thai kỳ các mẹ được khuyên cáo không được phép vê đầu ti thì lúc này các mẹ lại được phép thực hiện. Hãy dùng bàn tay xao trồn lên núm vú và quầng vú. Hoạt động này giúp sản xin oxytocin kích thích cơn co tử cung.
  • Đi bộ nhiều: Cách này giúp thai nhi di chuyển xuống vị trí sinh nhanh hơn.

Đi bộ trong tháng cuối thai kỳ rất tốt cho quá trình vượt cạn

Trên đây là những chia sẻ về nội dung liên quan đến quá ngày sinh nhưng chưa chuyển dạ. Thay vì lo lắng, bất an, các mẹ hãy tới thăm khám và thực hiện theo sự tư vấn và chỉ định từ Bác sĩ Sản khoa! Không phải trường hợp nào thai già tháng cũng đáng lo và gây nguy hiểm, nên nếu kết quả kiểm tra là hoàn toàn bình thường thì các mẹ cứ yên tâm, chờ đến thời gian chuyển dạ các mẹ nhé! Chúc các mẹ sẽ vượt cạn thành công, suôn sẻ trong thời gian tới!

 

Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article