Danh mục sản phẩm

Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai - Mẹ ghi nhớ để có thai kỳ khỏe mạnh

BTV Soc&Brothers
Th 5 10/03/2022

Có một số loại thực phẩm cần tránh khi mang thai vì chúng có thể khiến mẹ bị ốm, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể lên được thực đơn chất lượng cho mẹ bầu nhé. 

Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai 

Thật may mắn vì phần lớn các loại thực phẩm đều tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần chú ý đặc biệt khi ăn những loại thực phẩm dưới đây. 

Cá có làm lượng cao thủy ngân

Thủy ngân là chất có độc tính cao, có trong tự nhiên đặc biệt là ở những vùng nước bị ô nhiễm. Với hàm lượng cao, nó có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Với trẻ nhỏ, chỉ với một lượng ít hơn cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển. 

Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm độc thủy ngân, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà sức khỏe và sự phát triển của bé cũng bị đe dọa. Tùy từng trường hợp mức độ tác động sẽ khác nhau, tuy nhiên thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai hay gây tử vong ở cả mẹ và bé. 

Vì thủy ngân có ở những vùng biển ô nhiễm nên cá biển có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Vì thế, cách tốt nhất để tránh không phơi nhiễm với thủy ngân là không hoặc ăn hạn chế các loại cá biển trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Mẹ bầu nên tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao cần tránh bao gồm: 

  • Cá kiếm 

  • Cá Thu

  • Cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ mắt to)

  • Cá ngói từ vịnh Mexico

  • Cá nàng đào

  • Cá tráp cam

Chỉ một số loại cá nhất định là có nguy cơ nhiễm thủy ngân. Các loại cá có thể đưa vào thực đơn hàng tuần của mẹ bầu bao gồm: 

  • Cá cơm

  • Cá tuyết

  • Cá bơn

  • Cá tuyết chấm đen

  • Cá hồi và cá hồi vân (cá hồi nước ngọt)

Cá béo như cá hồi và cá cơm đặc biệt tốt vì có nhiều axit béo omega 3 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Thực phẩm cần tránh khi mang thai - Cá sống cá hoặc chưa được nấu chín

Đây có thể là tin buồn với những mẹ là fan của món shushi. Cá sống là loại thực phẩm cần tránh khi mang thai vì có những nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Không nên ăn cá sống khi mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Hải sản sống, đặc biệt là các loại có vỏ có thể chứa vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại như Vibro, Salmonella, Listeria gây ra các vấn đề nhiễm trùng nguy hiểm. Một số bệnh nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng tới người mẹ khiến mẹ gặp vấn đề về sức khỏe như mất nước, mệt mỏi, suy nhược. Số khác lại có thể ảnh hưởng tới bé gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. 

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria (thường tìm thấy trong đất, nước, các loại động vật trong môi trường ô nhiễm) cao hơn nhiều lần so với bình thường. Khi nhiễm khuẩn, mẹ bầu cũng thường chỉ xuất hiện các triệu chứng giống cảm cúm, nhưng có thể dẫn đến tác hại nguy hiểm hơn như sảy thai, sinh non,... 

Cá sống và ngay cả những loại cá đã qua chế biến như hun khói sấy khô vẫn có thể có vi khuẩn Listeria. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất trong thời gian mang thai không nên ăn những loại thực phẩm này. 

Thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín 

Cũng giống như cá sống, ăn thịt sống hoặc chưa được nấu chín cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như ToxoplasmaE. coliListeria, and Salmonella đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Những loại sản phẩm thịt chế biến sẵn như xúc xích, xông khói, thịt nguội,... cũng nên hạn chế ăn vì có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác nhau. 

Trứng sống

Trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella - gây ra các vấn đề về sốt, buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày và tiêu chảy, thậm chí là gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc chết lưu. 

Bên cạnh trứng sống, một số món ăn cũng được làm từ nguyên liệu là trứng sống mà mẹ cần chú ý đó là: 

  • Trứng trần 
  • Trứng bác nhẹ
  • Sốt làm từ trứng
  • Kem tự làm

Các sản phẩm có thành phần caffein - thực phẩm cần tránh khi mang thai

Dù mẹ có yêu thích các sản phẩm có caffein như cà phê, nước ngọt, ca cao,... thế nào đi nữa thì cũng cố gắng hạn chế chúng khi mang thai. 

Caffein là chất có khả năng hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai. Tuy nên, em bé trong bụng mẹ lại chưa có enzyme cần thiết kế chuyển hóa caffein. Vì thế qua thời gian, caffein bị tích tụ lại. Ở nồng độ cao sẽ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ. 

Các loại rau mầm sống

Môi trường ẩm ướt để hạt nảy mầm cũng là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Rau mầm sống như giá đỗ, mầm củ cải,... có thể chứa các loại vi khuẩn gây hại, đặc biệt là Salmonella. Nhiều người thích ăn salad rau mầm, nhưng với phụ nữ mang thai thì nên hạn chế. Ngay cả khi đã rửa sạch với nước thì cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn có hại. 

Mẹ bầu có thể ăn rau mầm khi chúng đã được nấu chín để bảo đảm sức khỏe. 

Đồ uống có cồn, chất kích thích và thuốc lá

Mẹ bầu nên tránh hoàn toàn các loại rượu, thuốc lá, chất kích thích khác,... khi mang thai vì nó có những tác động xấu. Ngay cả ở một lượng nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. 

  • Uống rượu khi mang thai cũng có thể gây ra hội chứng nghiện rượu ở thai nhi, hoặc là nguyên nhân dẫn đến các dị tật trên khuôn mặt, dị tật tim và thiểu năng trí tuệ. 
  • Chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh và các bệnh về đường hô hấp. Ngay cả khi mẹ không hút thuốc lá nhưng môi trường xung quanh có khói thuốc thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 
Khi mang thai, hãy ngưng sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé. 

Một số loại quả không nên ăn khi mang thai 

Nhìn chung thì các loại trái cây đều có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định sẽ có một số loại quả mẹ cần kiêng. 

  • Dứa: không nên ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có chất bromelain dễ dẫn đến sảy thai
  • Nhãn: hàm lượng đường cao ăn nhiều sẽ gây nóng có thể động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, đau bụng,....
  • Đu đủ xanh: không ăn trong 3 tháng đầu vì chứa nhiều enzyme có thể dẫn đến co thắt tử cung
  • Me: lượng vitamin C quá cao có thể năng sản xuất progesterone dẫn đến sảy thai, sinh non
  • Vải: lượng đường cao, nếu mẹ bầu đang thừa cân hoặc tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế
  • Đào: không nên ăn trong 3 tháng đầu
  • Một số loại quả nóng khác cần hạn chế như: vú sữa, mãng cầu, ổi, mận,...

Không nên ăn đu đủ xanh trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Nội tạng động vật - Cần hạn chế khi mang thai

Nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, B12, kẽm,.. tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật lại không được khuyến khích trong thai kỳ vì có thể dẫn đến bẩm sinh và sảy thai. Vì thế, mẹ mang thai nên hạn chế ăn các món ăn từ nội tạng. 

Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây hại  tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Không ăn đồ ăn quá mặn

Tiêu thụ đồ ăn mặn thường xuyên, mẹ bầu có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp. Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, lượng muối an toàn được phép tiêu thụ là 6g/ngày. 

Để đảm bảo sức khỏe, các mẹ bầu hãy ghi nhớ lịch khám thai định kỳ và duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc. 
 
Viết bình luận của bạn

Hà Nội

Showroom : 21 Phan Chu Trinh - 17 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 024 39 335 388 / 0969 956 466

Thời gian mở cửa:

8:30 - 21:30 (Kể cả T7, CN)
article